Có thể nói nền công nghiệp sản xuất đậu phộng da cá vừa và nhỏ là bắt nguồn từ các sản phẩm thủ công truyền thống. Những sản phẩm này được làm tại nhà, trong
các dịp hội lễ hay đình đám. Về bản chất, quy trình thủ công không khác gì mấy so với sản xuất trên qui mô công nghiệp: đậu phộng vẫn có hương đặc trưng, vẫn có lớp da cá bao phủ bên ngoài. Có chăng chỉ là khác biệt nhỏ về cách thức và số lượng, với quy trình thủ công sẽ thiếu vài công đoạn ảnh hưởng đến sự đồng nhất sản phẩm cũng như sản xuất với số lượng ít, phục vụ với quy mô gia đình.
Các bước thực hiện đậu phộng da cá thủ công đơn giản hơn, thường được làm như sau: “ Đổ khoảng 500g đậu phộng vào rổ, dùng vòi nước rửa nhẹ cho sạch cát, bụi, rửa lẹ tay để không bị tụt lớp vỏ đậu. Ráo nước cho vào 1 ít muối, đường xóc nhẹ cho thấm và cố gắng đừng để tróc lớp vỏ đậu. Để yên khoảng 1 giờ, thỉnh thoảng xóc đậu cho đậu thấm đều. Bắc chảo dầu lên bếp (cho nhiều dầu), sau đó lấy đậu phộng ra để rổ, rắc bột mì lên đậu, xóc cho đều. Sau đó lấy từng nắm nhỏ cho vào, bật lửa nhỏ, đậu vừa vàng là lấy ra. Có thể dùng thêm bột mì tiếp lần 2 để áo rồi lại chiên để tăng mức độ phồng xốp cho đậu”
Đậu phộng da cá làm thủ công phải đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nói chung về mặt chất lượng đòi hỏi vào tay nghề của người thợ làm đậu.
5. LỜI KẾT
Đậu phộng da cá có thể được coi là một tinh hoa trong ngành thực phẩm của Trung Quốc và ngày càng ảnh hưởng rộng lớn ra các nước. Bởi tính chất độc đáo của sản phẩm là cứng, giòn và sự hòa quyện của nhiều hương vị khác nhau, nên sản phẩm này ngày càng được ưa thích. Đậu phộng da cá thường được ăn kèm theo trà và bia, và là món khai vị không thể nào thiếu trên các bàn ăn. Tuy đơn giản về máy móc thiết bị trong quy trình sản xuất, nhưng loại sản phẩm này rất phức tạp về công thức chế biến. Bài tiểu luận này hy vọng mang lại một ít kiến thức cơ bản về quy trình chế biến sản phẩm.