- Dịu dàng - Trụ cột gia đình - Làm bếp giỏi
Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm)
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
- Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp
-GV đánh, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
3. Củng cố, dặn dò:
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được
hình thành như thế nào?”
CHÍNH TẢ: (Nghe viết) VIỆT NAM THÂN YÊU I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh nghe - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2, thực hiện đúng bài tập 3.
- Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung bài ; Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
- HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm trasách vở của HS. 3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề. Hoạt động1 :Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài viết chính tả 1 lượt
H: Đoạn thơ đã nêu lên những cảnh đẹp gì ở quê hương? Trong những cảnh đẹp đó, em thích nhất cảnh nào, tại sao?(Biển lúa, trời, cánh cò, mây mờ che đỉnh Trường Sơn.)
H: Câu nào nói lên những phầm chất của con người VN ? (Bao nhiêu đời… Súng gươm vứt bỏ
… như xưa)
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS chú ý những tiếng, từ khó trong đoạn viết hay sai:
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp. - dập dờn, nghèo, người, mênh mông.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
H: Nêu qui tắc viết các tiếng có phụ âm đầu là ng, ngh?
-ng đứng trước: a, ă, â, ô, ơ, u, ư. -ngh đứng trước: i, e. ê.
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c, HD nhận xét các hiện tượng chính tả va cách trình bày
-H: Đoạn thơ được viết bằng thể thơ nào? Nêu cách trình bày đối với thể thơ này? (Thơ lục bát, viết câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi 1 ô.)
H: Trong đoạn thơ có danh từ nào được viết hoa? (Việt Nam, Trường Sơn.)
H: Tìm những tiếng viết bằng ng, ngh. (người, nghèo.)
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày
-1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời câu hỏi. -Lớp bổ sung.
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp, HS khác nhận xét, sửa nếu sai.
-2-3 học sinh nêu.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Theo dõi.
d) Viết chính tả:
e) Soát lỗi
d) Chấm bài:- Nhận xét chung.
Họat động 2 : Luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, sau đó làm bài tập vào vở. Mỗi dãy làm một phần.
- GV theo dõi HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Bài 2:
Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống :
-Đáp án: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có,
ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
Bài 3 :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập . Âm đầu Đứng trước
i, e. ê
Đứng trước các nguyên âm còn lại Âm “cờ” Âm “gờ” Âm “ngờ” Viết: k Viết: gh Viết :ngh Viết: c Viết: g Viết: ng
- Chú ý: k, gh, ngh đi với các nguyên âm đôi: iê , ia.
- c, g, ng đi với các nguyên âm đôi: “ uô” ; “ua” ; “ưa”
4.Củng cố, dặn dò: -Chốt ND bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe soát lỗi.
- HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi, sửa lỗi nếu sai.
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu yêu cầu, thực hiện làm bài vào vở. - 2 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét, sửa bài, nếu sai.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. Cả lớp làm vào vào vở
Thứ 5 ngày 22 tháng 8 năm 2013
TOÁN: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TIẾP THEO)