KỂ CHUYỆN: LÝ TỰ TRỌNG I Mục đích yêu cầu :

Một phần của tài liệu tuan 1 lop 5 (Trang 38 - 43)

II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

4. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập bài

KỂ CHUYỆN: LÝ TỰ TRỌNG I Mục đích yêu cầu :

- Dựa vo lời kể của gio vin v tranh minh họa kể được tồn bộ cu chuyện hiểu được ý nghĩa cu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa cu chuyện :Ca ngợi Lý Tự Trọng giu lịng yu nước ,dũng cảm bảo vệ đồng đội,hin ngang bất khuất trước kẻ th.

II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung truyện ; Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi lời

thuyết minh săn cho 6 tranh

- HS : Xem trước truyện.

III. Các hoạt động dạy - học :

.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định :

2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới : Giới thiệu, ghi đề

Hoạt động1 : Giáo viên kể chuyện. 2

lần

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện : “ Lý Tự Trọng”. Trong SGK và đọc thầm yêu cầu 1.

- GV kể chuyện 2 lần. - Lần 1 kể bằng lời.

- Lần 2: kể theo tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện như

+ sáng dạ: thông minh, tiếp thu kiến

thức nhanh, nhớ lâu, mau hiểu.

+ luật sư: người làm nghề nghiên cứu

pháp luật để bênh vực cho người phải ra trước tòa án.

+ thanh niên : người đến tuổi trưởng

thành

+Quốc tế ca : bài hát chung của đảng

cộng sản các nước

+ chưa đến tuổi thành niên: chưa đến

tuổi trưởng thành, chưa phải chịu tư cách trước pháp luật.

- Kể câu chuyện chốt ý từng đoạn, từng tranh.

1: Lý Tự Trọng là người ham học, sinh ra trong một gia đình yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ anh đã quyết tâm phấn đấu học tập để cống hiến cho đất nước. Anh được cử ra nước ngoài học tập. 2: Về nước, anh được cử làm nhiệm vụ nhận và trao đổi với các tổ chức Đảng

- Theo dõi quan sát.

- Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.

- Lắng nghe.

bạn bè qua đường tàu biển. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất nguy hiểm.

3: Lý Tự Trọng rất gan dạ, bình tĩnh, nhanh trí trong công việc..

4: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết một tên mật thám để cứu đồng chí của mình và đã bị bắt.

5: Trước tòa án, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình. 6: Trước cái chết anh vẫn ca vang bài ca quốc tế ca.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện- Rút ý nghĩa.

- Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.

* Chú ý : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô.

+ Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

a)

Kể chuyện theo nhóm:

Đoạn 1 : Anh Lý Tự Trọng là người như thế nào?

Đoạn 2 : Về nước , anh được cử làm nhiệm vụ gì?

Đoạn 3 : Anh có những phẩm chất gì? Đoạn 4 : Anh đã dũng cảm cứu đồng chí của mình như thế nào?

Đoạn 5 : Trước tòa, anh đã làm gì? Đoạn 6 : Trước khi bị tử hình anh đã làm gì?

- Yêu cầu HS kể cả câu chuyện. b) Thi kể chuyện trước lớp:

- Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh.

- Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:

H. Tại sao người cai ngục lại gọi anh là Ông Nhỏ?

H . Câu nói trước toà án của anh Lý Tự

- HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập SGK.

- HS kể chuyện theo nhóm bàn.

1–2 em kể mỗi đoạn theo 1 tranh, cả lớp lắng nghe, nhận xét, kể bổ sung.

- 1HS kể cả câu chuyện

-Thực hiện nhóm 4 em kể nối tiếp nhau theo 4 tranh. Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét.

- Thảo luận nhóm bàn.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Mời bạn nhận xét, bổ sung.

Trọng cho em thấy điều gì về con người anh?

H. Việc tòa án cho xử bắn anh chứng tỏ điều gì?

H. Mục đích chính sự hi sinh của anh Trọng theo em là gì?

- Cho HS trình bày trước lớp, tổng hợp các ý kiến - chốt ý nghĩa truyện.

Ý nghĩa:

Ca ngợi tấm gương người anh hùng Lý Tự Trọng, người sống có lý tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

- GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay , bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp.

4.Củng cố, dặn dò: -Chốt ND bài

- Nhận xét tiết học

- Dặn Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe và chuẩn bị bài sau“Kể chuyện

đã nghe, đã đọc”.

1–2 em nhắc lại ý nghĩa.

- Cả lớp nhận xét và bình chọn. - Lắng nghe, ghi nhận.

Thứ 6 ngày 23 tháng 8 năm 2013

TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. Mục đích yêu cầu :

- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài: Buổi sớm trên

cánh đồng(BT1).

- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). II. Chuẩn bị:

- GV : Một số tranh, ảnh về quang cảnh công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy.

- Giấy khổ to, bút dạ để viết dàn ý cho bài tập 2

- HS : Chuẩn bị những ghi chép kết quả quan sát được về cảnh một buổi trong ngày đã quan sát trước.

III. Các hoạt động dạy – học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định :

2. Bài cũ : Cấu tạo của bài văn tả cảnh

H: Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? H: Hãy nhắc lại cấu tạo ba phần của bài “Nắng trưa” và nội dung từng phần?

3. Bài mới : - Giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động1 : Hướng dẫn làm bài tập .

Bài 1:- Gọi HS đọc, nhận xét bài văn.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm

- GV theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.

H: Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

+ Buổi sớm: vòm trời; những giọt mưa; những sợi cỏ; những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc.

H: Tác giả tả sự vật bằng những giác quan nào? + Bằng cảm giác của các làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.

+ Bằng mắt (thị giác): Thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầy sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.

H: Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?

- 1 em đọc BT1, lớp theo dõi.

Lớp lắng nghe.

- HS làm bài theo cặp, 1 học sinh hỏi, 1hs trả lời,

- Học sinh báo cáo miệng, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS tự nêu. (Ví dụ: Giữa những đám mây xám đục,

Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả

Chốt ý: Để có bài văn tả cảnh hay, tác giả đã

chọn lọc những chi tiết, những phần tiêu biểu của cảnh đã quan sát bằng nhiều giác quan và có những cảm nhận tinh tế, các em cần học tập cách quan sát cảnh để có bài văn tả cảnh hay.

Hoạt động 2 :

Bài 2/ 14: Lập dàn bài

- GV gọi 1HS đọc yêu cầu của bài - GV treo tranh, ảnh giới thiệu đến HS. - Tổ chức cho HS quan sát.

- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS. - HS tự làm dàn ý vào vở( 5’)

(Ví dụ:- Mở bài: Buổi sáng, quang cảnh xóm em rất đẹp.

- Thân bài: Cây cối hai bên đường … Ông mặt trời đỏ ối …, mấy chú chim sâu…, con đường trước cửa nhà…, người đi bộ, người đi chợ, trẻ em đi học…

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng mà em tả.

-Tổ chức cho HS báo cáo trước lớp.

- GV lắng nghe HS trình bày, nhận xét, bổ sung theo các ý sau:

+ Bố cục?

+ Thứ tự tả: Tả từng phần hay tả theo thứ tự thời gian?

+ Cách chọn chi tiết, đặc điểm tiêu biểu của cảnh? + Cách sắp xếp có hợp lý không? + Dàn ý có trình bày ngắn gọn rõ ý lớn, ý nhỏ không? 4.Củng cố, dặn dò: -Chốt ND bài - Nhận xét tiết học

- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau

vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi…)

- 1HS đọc, nêu yêu cầu đề, cả lớp chuẩn bị tranh , ảnh - Cả lớp quan sát.

- Vài HS nêu.

- Vài HS nêu.

- Cá nhân tự làm dàn ý - HS báo cáo trước lớp. - Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý.

Một phần của tài liệu tuan 1 lop 5 (Trang 38 - 43)

w