5.1. Thực trạng
Đầu tư công ở Việt Nam hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phần vốn này được Nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị - xã hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề... Việc Tập đồn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công. Hay, đầu tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại có 1 cảng), song, các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất… Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh tốn, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực của chiếc bẫy nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Về tổng thể, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam nhờ gia tăng đầu tư công đã lên tới đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở rộng quy mô vốn, giá trị gia tăng thấp và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ... thì nền kinh tế càng mất khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng, đất nước và người dân càng bị nghèo đi và thiếu bền vững.
5.2. Giải pháp
- Thứ nhất, phối hợp bố trí vốn đầu tư công trên cơ sở quy hoạch đầu tư công được xây
dựng bảo đảm chất lượng cao và ổn định. Một mặt, cần coi trọng nâng cao chất lượng và giữ ổn định các quy hoạch đầu tư phát triển các loại được lập cả ở cấp quốc gia,
ngành, cũng như địa phương, coi đây như một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư công, hạn chế và tiến tới không đầu tư công ngồi quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất chấp quy hoạch. Mặt khác, sự điều chỉnh và hồn thiện các quy hoạch đầu tư đã lập cũng là cần thiết, cần được tiến hành nghiêm túc, có căn cứ xác đáng, có quy trình và thời gian nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho các bên liên quan.
- Thứ hai, phối hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích và tính đến tác động hai mặt của dự án
đầu tư công. Cần xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án đầu tư công theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích của quốc gia và địa phương, ngành, ngắn hạn và dài hạn; có phân biệt hai loại mục tiêu và hai loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công - đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận…
- Thứ ba, phối hợp tăng cường tái cơ cấu đầu tư công, phân cấp và đa dạng hóa phương
thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngồi ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội; tiết giảm việc cấp vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của khối các tổng công ty, tập đồn kinh tế nhà nước và chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngồi lĩnh vực kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội... Khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngồi ngân sách nhà nước để đầu tư theo phương thức “chìa khóa trao tay”, có đặt cọc bảo hành, bảo đảm chất lượng công trình.
- Thứ tư, phối hợp tuân thủ các quy chuẩn về thủ tục và quy trình đầu tư, thực hiện đấu
thầu thực chất và rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế với các nguồn đầu tư công, tăng cường giám sát, phản biện và kiểm tra, tố giác, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm đầu tư công bằng các công cụ chế tài về tài chính và hành chính. Về tổng thể, cần giảm quy mô đầu tư và đầu tư công cho phù hợp với khả năng của nền kinh tế, từ bỏ mô hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư và gia công sản xuất, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu. Tái cơ cấu thu, chi ngân sách, thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” và đồng thời tăng cường chức năng “nhà nước phúc lợi”. Đổi mới phân bổ đầu tư công, gắn với tài chính công, và tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ chính sách tài khóa. Điều quan trọng nhất là kỷ luật tài khóa và việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trên cơ sở tôn trọng tính tự phát triển của địa phương, nhưng cũng
cần hướng về sự phát triển tổng thể nền kinh tế, tăng cường hơn vai trò tổng cân đối chung của Chính phủ.
KẾT LUẬN
Đầu tư công là lĩnh vực quan trọng của một quốc gia, là hoạt động mang tính định hướng và dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng đồng thời bổ trợ những khuyến khuyết mà kinh tế tư nhân hay nước ngoài không thực hiện.Chính vì vậy tìm hiểu về đầu tư công là điều cần thiết để xem xét tình hình phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia.
Chính vì vậy, giải quyết tình trạng đầu tư công kém hiệu quả từ đó sử dụng nguồn vốn vay nợ cho tốt.Từ năm 2011 Chính Phủ Việt Nam đã có chủ trương tái cơ cấu đầu tư công. Đây là một chính sách cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.