Các cạm bẫy trong phân tích lợi ích – chi phí 1 Phản ứng có tính dây chuyền

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI .... CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG (Trang 28 - 30)

4.1 Phản ứng có tính dây chuyền

Xét tình huống chính phủ thực hiện dự án xây dựng cầu đường và lợi cíh trực tiếp của nó là làm giảm chi phí vận chuyển cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó lợi ích có tính dây chuyền của dự án có thể:

- Làm tăng lợi nhuận của nhà hàng, khách sạn, trạm xăng dầu địa phương

- Làm tăng lợi nhuận của ngành chế biến thực phẩm, sản xuất xăng dầu tại địa phương

Nếu hiệu ứng dây chuyền đủ để làm tăng khía cạnh lợi ích của dự án thì kết quả là bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có thể đạt được NPV dương.

Cách lập luận trên đã bỏ qua sự kiện là dự án công có thể gây ra tổn thất ngang bằng lợi ích. Sau khi xây dựng xong đường giao thông, lợi nhuận của ngành đường sắt giảm vì công chúng lại quay sang sử dụng xe hơi để đi lại. Việc gia tăng sử dụng xe ô tô có thể làm gia tăng giá cả xăng dầu và từ đó làm giảm phúc lợi xã hội của những người tiêu thụ xăng dầu.

Nhìn chung, vấn đề phản ứng dây chuyền coi sự thay đổi lợi ích chỉ là một sự chuyển giao. Sự tăng giá xăng dầu làm chuyển giao thu nhập từ những người tiêu thụ xăng dầu đến những nhà sản xuất. Điều này không phải là khoản lợi ích ròng của dự án. Khi đưa ra đánh giá dự án cần phải xem xét đến vấn đề phân phối thu nhập. Nếu như có tính đến các lợi ích dây chuyền của dự án thì cũng phải quan tâm đến những tổn thất dây chuyền của dự án gây ra.

4.2 Việc làm của người lao động

Giải quyết việc làm cho người lao động cũng là một trong những tiêu thức quan trọng để đánh giá dự án công. Tiền lương trả cho người lao động được xem như lợi ích của dự án. Điều này thật là vô lý, bởi lẽ tiền lương thuộc về yếu tố chi phí chứ không phải là khía cạnh lợi ích. Dĩ nhiên, nếu như người lao động thất nghiệp không tự nguyện thì chi phí xã hội hay chi phí cơ hội của họ sẽ ít hơn tiền lương của họ

4.3 Sự trùng lắp trong tính toán

Chẳng hạn Chính phủ đang xem xét thực hiện dự án thuỷ lợi để cải tạo vùng đất khô cằn hiện người nông dân không thể trồng trọt được. Lợi ích của dự án thuỷ lợi này là làm tăng tổng giá trị của mảnh đất và giá trị hiện tại dòng thu nhập ròng thu được khi người nông dân canh tác trên mảnh đất đó. Vấn đề phức tạp nảy sinh ở đây là người nông dân phải lựa chọn hoặc là (i) canh tác trên mảnh đất đó và thu được lợi ích ròng hoặc (ii) bán mảnh đất cho người khác. Trong điều kiện cạnh tranh, giá bán đất bằng đúng giá trị hiện tại của khoản thu nhập ròng thu được từ trồng trọt. Tuy nhiên do nông dân không thể thực hiện được đồng thời cả hai nên nếu tính cả (i) lẫn (ii) là sự tính trùng về lợi ích.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI .... CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG (Trang 28 - 30)