Thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh hại cam quýt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 68 - 71)

, tỉnh Hà Giang

2. Đề nghị

3.5. Thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh hại cam quýt

tại huyện Bắc Quang – Hà Giang

STT Tên sâu bệnh Tên khoa học độ hại Mức Bộ phận bị hại

1 Rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayana * Hút nhựa lá, lộc 2 Rệp sáp mềm Planococcus citri Risso ** Hại Lá, cành, quả 3 Rệp muội đen Toxoptera aurantii BdeF * Lá non, lộc non 4 Ngài chích hút Ophiusa coronata Fabricius * Quả

5 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrellr(Stainton) ** Lá 6 Sâu đục gốc Anoplophora chinensis vitalisi Pic * Gốc 7 Sâu đục thân Nadezhdiella cantori Hope * Thân 8 Sâu đục cành Chelidonium argetatum Dalmamn ** Cành

9 Câu cấu lớn Hypomeces Squamosus Fabricius * Lá, quả non 10 Câu cấu nhỏ Platymyeterus sieversi Reitter * Lá

11 Nhện đỏ Panonychus citri(Mc. Gregor) * Lá,quả 12 Nhện rám vàng Phyllocoptruta olayvora Ashmead * Lá, quả 13 Bệnh loét Xanthomonas Campestris pv.

Citri(Hance) Dowson

** Lá, quả, cành

14 Bệnh chảy gôm Phytophthora sp * Thân, cành, quả

15 Bệnh khô cành Diaphorthe citri Wolf ** Cành 16 Bệnh đốm đầu Mycosphaerella citri Whiteside * Lá, quả 17 Bệnh Greening Liberobacteria áiaticu ** Cả cây

Nguồn: Điều tra tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang Ghi chú: *** Hại rất nặng; ** Hại nặng; * Hại trung bình và ít.

Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại tốn kém và mất nhiều thời gian cũng như đòi hỏi chi phí lớn về thuốc bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật áp

dụng làm sao cho có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, đây là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù các hộ đã có áp dụng các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cho cam quýt, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp IPM cho cam quýt cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

3.1.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cam quýt tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Thị trường tiêu thụ cam, quýt tại tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu thị trường tiêu thụ là các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số được tiêu thụ qua biên giới Trung Quốc. Hình thức tiêu thụ cam phần lớn là bán quả tươi không qua bảo quản, và không có bao bì đóng gói.

Giá bán buôn tại vườn đối với cam Sành trong vài năm trở lại đây không ổn định. Năm 2007 giá cam Sành bán tại vườn khoảng 5.000 đ/kg, năm 2008 giá bán cam Sành tại vườn chỉ còn khoảng 1.500 – 2000 đ/kg, tuy nhiên năm 2009 giá cam tăng vọt có vườn bán giá lên đến 20.000 đ/kg.

3.1.2.4. Định hướng phát triển cây ăn quả có múi tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang có nhiều thuận lợi cho sự phát triển cây ăn quả có múi, bên cạnh đó huyện Bắc Quang nằm trên tuyến đường quốc lộ 2 cách trung tâm Thành phố Hà Giang 60 km, giao thông đi lại thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán các sản phẩm hàng hóa, thuận lợi cho việc nắm bắt thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm.v.v....Vì vậy, trong những năm tới toàn huyện có chủ trương mở rộng diện tích cây ăn quả đặc biệt là cây có múi dựa trên những cơ sở sau:

+ Tiềm năng đất đai

Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng còn khá lớn, đất đai màu mỡ. Đây là điều kiện để huyện Bắc Quang quy hoạch và phát triển các loại cây ăn quả.

+ Tiềm năng về nhân lực

Dân số của toàn huyện là 110.765 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, đây là nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được yêu cầu của sản suất.

Người dân huyện Bắc Quang có kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cam quýt nói chung.

Huyện có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, đặc biệt là cán bộ khuyến Nông - Lâm đều đạt trình độ từ trung cấp trở lên.

+ Tiềm năng về tài nguyên khí hậu

Huyện Bắc Quang mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn các vùng khác, lượng mưa hàng năm lớn thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới như: Cam, quýt, bưởi, nhãn, xoài...

+ Tiềm năng về cây trồng

Các loại cây trồng đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều chủng loại cây trồng đã được nhân dân đem trồng và cho hiệu quả kinh tế cao.

 Các loại cây ăn quả như: Cam, chanh, quýt, bưởi...

Các loại cây công nghiệp như: Chè, cao su, đậu tương.v.v...

- Kế hoạch phát triển cây cam quýt tại huyện Bắc Quang từ năm 2010 - 2015

+ Kế hoạch phát triển cây cam quýt của huyện Bắc Quang đến năm 3.6.

 Chủ trương của huyện Bắc Quang đến năm 2015 diện tích các loại cây ăn quả có múi sẽ lên đến 5.335 ha, ngày càng mở rộng về quy mô diện tích cũng như tăng thành phần các giống cây ăn quả có múi. Trong đó cam Sành là 3.500 ha, cam chanh là 500 ha, quýt đỏ 500 ha, quýt chun 400 ha...

3.6. Kế hoạch phát triển các loại cam quýt trồng tại huyện Bắc Quang từ năm 2010 - 2015

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)