Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển, năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 92 - 99)

, tỉnh Hà Giang

3.2.3.Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển, năng

suất, chất lượng giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

3.2.3.1. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu quả đối với giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến thời gian ra hoa đối với giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ta có Bảng 3.23.

Qua Bảng 3.23 ta thấy:

- Thời điểm cắt tỉa không ảnh hưởng đến thời gian từ khi cây ra hoa đến khi kết thúc nở hoa cây cam Sành tại huyện Bắc Quang. Không ảnh hưởng đến thời điểm ra hoa, thời điểm hoa nở rộ và thời điểm kết thúc nở hoa của cây cam Sành tại huyện Bắc Quang.

Bảng 3.23:Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến thời gian ra hoa giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Công thức Ngày bắt đầu nở hoa

Ngày

hoa nở rộ thúc nở hoaNgày kết

TG từ nở hoa đến kết thúc (ngày) CT1(ĐC) 11/2/2013 21/2/2013 8/3 26 CT2 11/2/2013 21/2/2013 8/3 26 CT3 11/2/2013 21/2/2013 8/3 26

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả đối với giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang có kết quả Bảng 3.24.

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa cành đến tỷ lệ đậu quả giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Công thức Số hoa theo dõi ban đầu/cành (hoa/cành) Số quả đậu sau tắt hoa/cành (quả/cành) Tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa/cây (%) Số quả đậu khi thu hoạch/cành (quả/cành) Tỷ lệ đậu quả khi thu

hoạch/cây (%) CT1(ĐC) 654 52,21 7,95 10,00 1,53 CT2 678 55,12 8,11 9,80 1,45 CT3 681 55,22 8,08 10,60 1,56 LSD 0,05 0,28 0,19 CV% 2,4 8,6 Qua Bảng 3.24 ta thấy:

- Tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa: Phân tích ở độ tin cậy 95% ta thấy thời điểm cắt tỉa không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa giống cam Sành tại huyện Bắc Quang.

- Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch: Phân tích ở độ tin cậy 95% ta thấy thời điểm cắt tỉa không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch giống cam Sành tại huyện Bắc Quang.

3.2.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến động thái tăng trưởng kích thước quả với giống cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến động thái tăng trưởng kích thước quả cam Sành tại huyện Bắc Quang có kết quả tại Bảng 3.25.

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến động thái tăng trưởng kích thước quả giống cam Sành tại huyện Bắc Quang.

ĐV: cm

Công thức

Ngày theo dõi

20/3 9/4 19/4 9/5 29/5 18/6 8/7 28/7 CT1 (Đ/C) ĐK 0,67 1,08 1,71 2,41 3,21 4,11 5,01 5,71 CC 0,68 1,12 1,67 2,42 3,18 3,98 4,78 5,43 CT2 ĐK 0,68 1,15 1,80 2,70 3,60 4,40 5,30 6,05 CC 0,70 1,18 1,78 2,58 3,38 4,08 4,93 5,63 CT3 ĐK 0,72 1,20 1,87 2,77 3,77 4,67 5,57 6,57 CC 0,74 1,23 1,81 2,66 3,56 4,41 5,26 6,06 Ghi chú: ĐK: đường kính CC: chiều cao Qua Bảng 3.25 ta thấy:

- Thời điểm cắt tỉa có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng kích thước quả cam Sành tại huyện Bắc Quang.

- Trong các công thức thí nghiệm, công thức 3 (cắt tỉa thường xuyên và sau thu hoạch) có động thái tăng trưởng kích thước quả cao nhất, tiếp đến là công thức 2 (cắt tỉa sau thu hoạch) và thấp nhất là công thức 1 (đối chứng – không cắt tỉa).

3.2.3.3. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất với giống cam Sành tại huyện Bắc Quang.

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Sành tại huyện Bắc Quang ta có kết quả Bảng 3.26.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất giống cam Sành tại huyện Bắc Quang

Chỉ tiêu Công thức

Số quả TB Khối lƣợng TB Năng suất TB

Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả/cây đối chứng % so với KL/quả (g)

% so với đối chứng NS/cây (kg) % so với đối chứng CT 1 (DC) 113,12 100 194,2 100 21,94 100 CT 2 113,21 100 218,34 112 24,63 112 CT 3 114,23 101 226,42 116 25,67 117 LSD 0,05 12,7 6,6 1,03 CV% 13,7 5,3 11,6

Qua Bảng 3.26. ta thấy: Thời điểm cắt tỉa có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất cam Sành tại huyện Bắc Quang, đặc biệt là yếu tố Khối lượng quả có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Cụ thể như sau:

+ Số quả/cây: So sánh ở độ tin cậy 95% ta thấy số quả/cây của các công thức là như nhau. Nguyên nhân do trong quá trình tỉa quả ở công thức 3 đã điều tiết số quả tương ứng với số quả rụng tại công thức 1 và công thức 2. Tuy nhiên những quả cam tại công thức 3 thường có mẫu mã đẹp hơn quả cam ở công thức 1 và công thức 2.

+ Khối lượng quả: So sánh ở độ tin cậy 95% ta thấy khối lượng quả có sự khác biệt rất lớn giữa các công thức thí nghiệm. Trong đó công thức 3 (tỉa thường xuyên và tỉa sau thu hoạch) có khối lượng quả lớn nhất là 226,42

gam/quả, tiếp đến là công thức 2 (cắt tỉa sau thu hoạch) là 218,34 gam/quả. + Năng suất/cây: Các công thức cắt tỉa đều có năng suất quả/cây cao hơn đối chứng độ tin cậy 95%. Theo đó công thức 3 (tỉa thường xuyên và tỉa sau thu hoạch) có năng suất/cây lớn nhất đạt 25,67 kg/cây, tiếp đến là công thức 2 (cắt tỉa sau thu hoạch) đạt 24,63 kg/cây.

NS/cây (kg) 20.00 21.00 22.00 23.00 24.00 25.00 26.00 CT 1 (đc) CT 2 CT 3 NS/cây (kg)

Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất giống cam Sành tại huyện Bắc Quang

3.2.3.4. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến chất lượng quả cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang.

Theo dõi đánh giá ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến chất lượng quả cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang ta có kết quả Bảng 3.27.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến chất lượng giống cam Sành trồng tại huyện Bắc Quang

Chỉ tiêu Công thức Hàm lƣợng chất khô (%) Hàm lƣợng đƣờng tổng số (%) Hàm lƣợng vitamin C (mg/100 g quả) Hàm lƣợng axit tổng số (%) Tỷ lệ phần ăn đƣợc (%) Số hạt/quả (hạt) CT 1 11,8 10,8 30,8 0,94 74,67 20,7 CT 2 12,0 11,7 31,3 0,92 75,00 21,0 CT 3 13,5 11,9 32,4 0,85 75,13 20,3 LSD0,05 1,44 3,75 1,99 CV% 5,1 2,2 4,2

Thời điểm cắt tỉa không ảnh hưởng đến chất lượng quả cam Sành tại huyện Bắc Quang. Các chỉ tiêu về chất lượng quả cam Sành tương đối đồng đều và sự sai khác không có ý nghĩa. Cụ thể như sau:

- Hàm lượng chất khô: So sánh ở độ tin cậy 95% ta thấy các công thức 1 (không cắt tỉa), công thức 2 (cắt tỉa khi thu hoạch) không có sự sai khác có ý nghĩa về hàm lượng chất khô. Công thức 3 (cắt tỉa khi thu hoạch và cắt tỉa thường xuyên) đã có tác dụng làm tăng hàm lượng chất khô của quả một cách chắc chắn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

- Tỷ lệ phần ăn được: So sánh ở độ tin cậy 95% ta thấy các công thức 1 (không cắt tỉa), công thức 2 (cắt tỉa khi thu hoạch) và công thức 3 (cắt tỉa khi thu hoạch và cắt tỉa thường xuyên) không có sự sai khác ý nghĩa.

- Số hạt: So sánh ở độ tin cậy 95% ta thấy các công thức 1 (không cắt tỉa), công thức 2 (cắt tỉa khi thu hoạch) và công thức 3 (cắt tỉa khi thu hoạch và cắt tỉa thường xuyên) không có sự sai khác ý nghĩa.

3.2.3.5. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình sâu bệnh chính hại trên cây cam Sành tại huyện Bắc Quang.

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình sâu bệnh hại chính trên cây cam Sành ta có kết quả tại các Bảng 3.28 và bảng 3.29.

- Tỉnh hình sâu hại chính cây cam Sành:

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình sâu hại chính trên cây cam Sành ta có kết quả tại các Bảng 3.28.

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình sâu hại chính trên cây cam Sành tại huyện Bắc Quang

Công thức Sâu vẽ bùa Sâu nhớt Sâu xanh

Bƣớm phƣợng Rệp muội

CT 1 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

CT 2 Trung bình Trung bình Nhẹ Trung bình

CT 3 Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ

Ghi chú:

- Nhẹ (xuất hiện rải rác)

Qua Bảng 3.28 ta thấy: Thời điểm cắt tỉa có ảnh hưởng đến mức độ gây hại của một số loại sâu hại chính trên cây cam Sành. Trong đó các loại sâu hại chính đều hại năng hơn trên công thức 1 (đối chứng – không cắt tỉa) và công thức 2 (cắt tỉa sau thu hoạch)

- Tình hình bệnh hại chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình bệnh hại chính trên cây cam Sành ta có kết quả tại các Bảng 3.29.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến tình hình bệnh hại chính cây cam Sành tại huyện Bắc Quang

Đơn vị: Cấp

Công thức Bệnh loét Bệnh ghẻ chảy gôm Bệnh Bệnh khô đầu cành

CT 1 2 2 1 2 CT 2 1 2 1 1 CT 3 1 1 1 1 Ghi chú: - Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành bị bệnh. - Cấp 2: diện tích vết bệnh 11 – 25%

Qua Bảng 3.29 ta thấy: Thời điểm cắt tỉa có ảnh hưởng đến mức độ gây hại của một số loại bệnh hại chính trên cây cam Sành. Trong đó các loại bệnh hại chính đều hại nặng hơn trên công thức 1 (đối chứng – không cắt tỉa) và công thức 2 (cắt tỉa sau thu hoạch)

3.2.3.6. Ảnh hưởng của của thời điểm cắt tỉa đến hiệu quả trong sản xuất cam tại huyện Bắc Quang.

Đánh giá và theo dõi ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam Sành tại huyện Bắc Quang ta có Bảng 3.30.

Tại Bảng 3.30 ta thấy việc sử dụng kỹ thuật cắt tỉa có tác dụng là tăng lợi nhuận thuần của sản xuất cam Sành tại huyện Bắc Quang. Cụ thể như sau:

- Tổng chi của công thức 1, chi nền là 65.750.000 bao gồm các khoản chi: Chi phân bón, thuốc BVTV, vôi bột, công lao động. Các công thức 2,

công thức 3, công thức 4 chi phí tăng thêm so với công thức 1 là chi phí công lao động cắt tỉa.

Bảng 3.30:. Ảnh hưởng của thời điểm cắt tỉa đến hiệu quả trong sản xuất cam tại huyện Bắc Quang

ĐV: triệu đ/ha

C.Tiêu Công thức

Tổng thu Tổng chi Lãi thuần

(Thu – chi)

CT 1 120,695 65,750 54,945

CT 2 135,487 76,250 59,237

CT 3 141,205 79,250 61,955

- So sánh giữa các công thức ta thấy công thức 3 (cắt tỉa thường xuyên và sau khi thu hoạch) cho lợi nhuận thuần cao nhất, tiếp đến là công thức 2 (cắt tỉa sau khi thu hoạch), thấp nhất là công thức 1 (đối chứng – không cắt tỉa).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 92 - 99)