ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đề tài : Nhận xét tình hình kiểm soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi có tăng huyết áp (Trang 48 - 56)

- Dự phóng, phát hiện sớm và điều chỉnh các biến chứng

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trên 280 BN THA được điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương.

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Cũng như một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng mỗi liên quan giữa tuổi cao với THA. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ HA tăng dần theo tuổi: Nhóm 51  60 tuổi là 19,3%.

Nhóm 61  70 tuổi là 47,1% Nhóm 71  80 tuổi là 30,4%

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan (2002), nguy cơ tăng huyết áp tăng dần tùy theo lứa tuổi [11].

Nghiên cứu của Trần Đức Dàng (2002) ở các đối tượng trên 60 tuổi cũng cho thấy có sự tương quan giữa tuổi với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương [36].

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Đồng Văn Thành (2011) [25].

Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ với THA điều này có thể giải thích do thay đổi về giải phẫu và chức năng hệ thống tim mạch khi tuổi càng cao, làm cho sức căng động mạch ngoại biên tăng lên gây tăng huyết áp.

Tuy nhiên ở nhóm tuổi > 80 tuổi của chúng tôi do số lượng bệnh nhân > 80 tuụụi chiờờ́m số lượng ít do đó tỷ lệ tăng HA ở nhóm tuổi này thấp (9 bệnh nhân, tương ứng với 3,2%).

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới.

- Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp dường như cao hơn ở nam giới so với nữ giới trước tuổi 55, nhưng sau đó lại cao hơn ở nữ giới [13] [64].

Nguyên nhân có thể do sự mất tác dụng bảo vệ mạch máu quá nội tiết tố nữ ở phụ nữ sau mãn kinh trong khi thành mạch của nữ giới trong độ tuổi này luôn xơ cứng hơn nam giới cùng tuổi [13] [65].

Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết luận từ các nghiên cứu của các tác giả trên, trong tổng số 280 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có tới 170 bệnh nhân nữ (chiếm tỷ lệ 60,7%) và chỉ có 110 bệnh nhân là nam giới (chiếm tỷ lệ 39,3%).

Còn trong nghiên cứu của Phạm Gia Khải, số người mắc THA ở giới nam nhiều hơn nữ (p < 0,001) ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tác giả đi đến kết luận giới nam là một trong những yếu tố liên quan chặt chẽ với THA [20]. Có thể vì nam giới có nhiều thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Do đó họ bị THA nhiều hơn so với nữ giới.

Bảng 4.1. So sánh phân bố giới với các tác giả khác.

Tác giả Giới / %

Nam Nữ

Chúng tôi 39,3 60,7

Tô Văn Hải [27] 32,62 67,38

Phạm Gia Khải [28] 38,90 61,10

Ambaosio GB [66] 47,2 52,8

Saraj - Zadengans [67] 40,0 60,0

- Kết quả bảng 3.4 cho thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp của người cao tuổi với tình trạng tăng huyết áp cho thấy những bệnh nhân lao động trí óc bị THA cao hơn rất nhiều BN lao động chân tay, có thể do BN nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người sống ở Hà Nội do đó BN lao động trí óc chiếm tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên kết quả của chúng tôi không giống kết quả của tác giả Yang H và cộng sự (2001) khi nghiên cứu trên những người lao động tại bang California của Mỹ. So với những người có công việc lao động trí óc, những người lao động chân tay bị THA nhiều hơn. Tác giả cho rằng có thể do những người lao động chân tay có những lo lắng về kinh tế gia đỡnh, luôn đối diện với nguy cơ mất việc, có thể trong số họ có tâm lý buồn chán nên nảy sinh các thói quen xấu như nghiện rượu, thuốc lá và không có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ. Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của tác giả BaneganJR (1998), ở đó những người lao động chân tay có tỷ lệ THA thấp hơn lao động trí óc [68].

4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ.

Bảng 3.4. Cho thấy đối tượng THA có uống nhiờợ̀u rượu bia chiếm tỷ lệ 25,0%

Hút thuốc là 12,9% RL mỡ máu 48,9%

Thừa cân và béo phì 66,1% HC chuyên hóa 23,9% Tiền sử gia đình 56,1%

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trên đối tượng có các yếu tố này thì dễ có nguy cơ bị THA. Và khi trên đối tượng THA có các yếu tố nguy cơ này thì nguy cơ biến chứng của bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng.

- Kết quả của chúng tôi trên bệnh nhân THA tỷ lệ thừa cân, và béo phì là cao nhất chiếm tỷ lệ (66,1%) khác với nghiên cứu của tác giả Đồng Văn Thành (2010) tỷ lệ béo phì chỉ gặp 16,5%.

- Chủ yếu là bệnh nhân THA có rối loạn chuyển hóa lipid chiếm tỷ lệ 52,5%

- Thói quen uống rượu là một nguy cơ tim mạch góp phần làm tăng bệnh tăng huyết áp, đồng thời cũng là một nguy cơ dễ làm xuất hiện các biến cố tim mạch. Ở bệnh nhân THA vẫn còn thường xuyên uống rượu thường kiểm soát huyết áp sẽ không tốt, do bệnh nhân tự bỏ thuốc trong những ngày uống rượu hoặc không an toàn khi sử dụng thuốc HA, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh THA thất bại.

- Nguyên nhân THA do hút thuốc lá chưa được khẳng định rõ ràng qua các nghiên cứu. Tuy nhiên có thể thấy hút thuốc lá đóng vai trò như một yếu tố đe dọa quan trọng của bệnh vì nguy cơ bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao hơn 50  60% so với người THA không hút thuốc lá [24].

4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI.

- Béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch nên trong nghiên cứu này tôi tính BMI cho từng nhóm tuổi.

Trong đó nhóm tuổi > 80 tuổi có chỉ số BMI trung bình cao nhất 24,28%. Tuy nhiên chúng tôi ghi nhận ở tất cả các nhóm tuổi nghiên cứu của chúng tôi đều có BMI trung bình > 23 điều này cho thấy thừa cân và béo phì thường gặp ở người cao tuổi do chế độ vận động thể lực ít.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi khác kết quả của các tác giả Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2001) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trên 300 người Việt Nam bình thường ở T P. Hồ Chí Minh cho thấy 30% bệnh nhân béo phì thấp hơn chúng tôi rất nhiều, có thể do thời gian nghiên

cứu trên những người bình thường công nhân lao động thể lực nhiều và dùng tiêu chuẩn BIM > 25 là quá cân béo phì, trong khi chúng tôi lấy tiêu chuẩn là BMI > 23 và đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân THA [26].

4.1.6. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh. Bảng 3.6 và 3.7

Ngày nay với công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng, đời sống kinh tế ngày càng cải thiện tuổi thọ của con người càng cao ý thức nhân dân trong chăm sóc sức khỏe bản thân và sự phát hiện bệnh tăng huyết áp ngày càng được dịch chuyển và thời gian bắt đầu phát hiện bệnh khi bệnh nhân ở giai đoạn bệnh mới mắc sớm chính vì vậy mà trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu gặp bệnh nhân tăng huyết áp có thời gian mắc bệnh 2  5 năm chiếm tỷ lệ lớn.

Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và thời gian phát hiện bệnh vì tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi; tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao và nó đồng nghĩa với thời gian mắc bệnh càng lâu ở những người cao tuổi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi.

Nhóm tuổi 51  60 có thời gian phát hiện tăng HA là 6  10 năm là 10 bệnh nhân.

Trong khi nhóm tuổi 61 - 70 có thời gian phát hiện tăng HA 6  10 năm là 51 bệnh nhân.

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi 61  70 là nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất.

4.1.7. Tỷ lệ các bệnh phối hợp

Trên người cao tuổi thường mắc 1 đờờ́n nhiờợ̀u yếu tố nguy cơ tuy nhiên nổi bật. Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA có rối loạn chuyển hóa lipid có tỷ lệ cao nhất (48,9%) và đái tháo đường là chủ yếu.

- Theo tác giả Kannel , tỷ lệ ĐTĐ tăng dần theo tuổi [30], nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ hay có cùng với bệnh THA có khoảng 30 - 50% bệnh nhân ĐTĐ bị THA và THA.Trõợ̀n Hiờờ́u Dàng nghiên cứu về tỷ lệ rối loạn đường máu ở bệnh nhân THA kết quả cho biết tỷ lệ ĐTĐ là 31,5% cao so với kết quả của chúng tôi là 23,9%.

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tác giả Nguyễn Thị Dung (1998) có kết quả tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ trên bệnh nhân THA là 14,46%, trong khi tỷ lệ rối loạn mỡ máu của chúng tôi lại thấp hơn của tác giả là 75,7% [31].

Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn từ kết quả của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Lan (2000) thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân rối loạn mỡ máu là 70,63% [29].

4.1.8. Phân bố bệnh nhân theo mức độ chấp hành điều trị và thay đổi lối sống.

Bảng 3.9 Ghi nhận 100% bệnh nhân thời gian nghiên cứu đều tuân thủ chế độ sử dụng thuốc, các bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống và chế độ luyện tập tụờ́t chiờờ́m tỷ lệ cao (> 90%).

Không thấy sự khác biệt giữa nam và nữ về chế độ và thay đổi lối sống, điều này cho thấy hiệu quả của công tác quản lý và điều trị tăng huyết áp ngoại trú của bệnh nhân rất tốt, ý thức của người bệnh và tuân thủ điều trị cao.

Tác giả Dương Văn Thấm (2011) kết quả của tác giả tỷ lệ dùng thuốc là 70,5%, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ chế độ tập luyện và tỷ lệ BN tuân

thủ chế độ ăn nhạt thì tương tự kết quả của chúng tôi là (96,4%; 96,4%) [32].

Kết quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều kết quả của Nguyễn Thị Thanh Hằng (2006) [33].

- Tỷ lệ BN tuân thủ thuốc là: 52,7% Chế độ ăn: 54,6%

Chế độ vận động luyện tập : 61,8%

Có thể là do thời gian nghiên cứu tại cộng đồng, còn chúng tôi nghiên cứu tại bệnh viện nên tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ của chúng tôi cao hơn.

So sánh với tác giả Viên Văn Đoan [34]: tỷ lệ tuân thủ điều trị 78,5%.

Tác giả Ong Thờờ́ Viờn [35]: tỷ lệ tuân thủ điều trị là 80%

4.1.9. Phân bố bệnh nhân dựa theo phương pháp sử dụng thuốc.

- Việc sử dụng thuốc là phụ thuộc vào đáp ứng của người bệnh và kinh nghiệm điều trị của bác sỹ , mà bệnh nhân được sử dụng các loại thuốc khác nhau (đơn độc hay kết hợp) trong điều trị tăng huyết áp.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN được sử dụng đơn độc 1 loại thuốc là 191/280 chiếm tỷ lệ 68%, có 27,9% là sử dụng kết hợp 2 loại thuốc, chỉ có 11 trường hợp được ghi nhận là sử dụng 3 loại thuụờ́c (chiờờ́m 3,9%).

- Khác với báo cáo JNC VII, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng không kiểm soát được HA là do không phối hợp thuốc [37]

Có thể do trên đối tượng người cao tuổi việc tuân thủ điều trị ngoài sử dụng thuốc thường xuyên với tỷ lệ rất cao (100%) thì chế độ điều trị

không dùng thuốc như chế độ ăn, chế độ tập luyện được thực hiện tốt với tỷ lệ 94,5  94,1%

Khác với nghiên cứu của tác giả Dương Văn Thấm tỷ lệ dùng 1 thuốc đơn độc của tác giả chỉ trên những bệnh nhân THA giai đoạn 1 và chiếm tỷ lệ 35% so với của chúng tôi là 68%.

Đối tượng nghiên cứu của tác giả chủ yếu là sử dụng phác đồ phối hợp từ 2 thuốc trở lên.

4.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HA Ở BỆNH NHÂN Nghiên CỨU4.2.1. Kết quả điều trị THA4.2.1. Kết quả điều trị THA4.2.1. Kết quả điều trị THA4.2.1. Kết quả điều trị THA 4.2.1. Kết quả điều trị THA

Bảng 3.11.

Trong tổng số 280 bệnh nhân THA tham gia nghiên cứu được khám, điều trị và tư vấn tại bệnh viện Lão khoa Trung ương tỷ lệ đạt kết quả kiểm soát rất cao 87,1% điều này có thể giải thích rằng công tác điều trị, quản lý người bệnh THA trong ngoại trú tốt, thứ 2 là do đối tượng của chúng tôi chủ yếu là người sống tại Hà Nội do đó sự hiểu biết của đối tượng về bệnh tật, nhận thức về việc điều trị cao do đó việc sử dụng thuốc và các chế độ điều trị khác tụờ́t nờn kết quả điều trị kiểm soát HA cao.

Khi so sánh với kết quả của tác giả Dương Văn Thấm (2011) nhóm được theo dõi quản lý tại bệnh viện.

Tỷ lệ kiểm soát HA tốt ở nghiên cứu của tác giả là 56,3% Tỷ lệ kiểm soát HA chưa tốt 43,8%

Có thể do đối tượng nghiên cứu của tác giả này luôn phải đi công tác do đó việc theo dõi, quản lý bị gián đoạn sự tuân thủ chế độ điều trị và tái khám chưa tốt.

Nhóm BN được quản lý theo dõi, tỷ lệ kiểm soát HA tốt cho thấy kết quả tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi (81,2%)

4.2.2. Kết quả kiểm soát HA ở bệnh nhân nghiên cứu theo giới và theo nhóm tuổi.

- Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, tỷ lệ kiểm soát huyết áp tốt ở nữ hơn nam giới do phụ nữ với tính cách cẩn thận hơn, uống thuốc đầy đủ, không bị quờn thuụờ́c và kiờn trớ hơn nam giới một lý do nữa là do nam giới thường hay có những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều do đó hay quên thuốc => kiểm soát huyết áp kém hơn, thường tái khám kém hơn do tâm lý ngại khám.

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do trên những bệnh nhân cao tuổi đã về hưu => việc tới khám, tuân thủ chế độ điều trị tốt, không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ kiểm soát huyết áp tốt với tỷ lệ nam nữ mặc dù nhận thấy nam giới có khả năng kiểm soát huyết áp chỉ bằng 0,783 lần so với nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Tương tự như vậy với nhóm tuổi, nhận thấy nhóm tuổi ≤ 70 tuổi có khả năng kiểm soát HA chỉ bằng 0,625 lần so với nhóm > 70 tuổi. Tuy nhiên không thấy có sự khác biệt p > 0,05.

Một phần của tài liệu Đề tài : Nhận xét tình hình kiểm soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi có tăng huyết áp (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w