Nhóm phương pháp này dùng để xác định hàm lượng lớn của các chất, thông
thường lớn hơn 0,05% tức là mức độ milligram. Các thiết bị và các dụng cụ cho phương pháp này đơn giản, không đắt tiền.
1.4.1.1. Phương pháp phân tích khối lượng
Nguyên tắc: Đây là phương pháp dựa trên sự kết tủa chất cần phân tích với thuốc thử phù hợp, sau đó lọc, rửa, sấy khô hoặc nung rồi cân chính xác sản phẩm và từđó xác định được hàm lượng chất cần phân tích.
Việc xác định Zn dựa trên sự kết tủa Zn dưới dạng muối kép ở pH = 5,5 – 7 theo phản ứng: Zn2+ + (NH4)2HPO4 + NH3 ZnNH4PO4 + 2NH4+ Đem nung kết tủa 2ZnNH4PO4 →t0 Zn2P2O7 + 2NH3 + H2O Đem cân và xác định hàm lượng của Zn.
Phương pháp này đơn giản không đòi hỏi máy móc hiện đại, đắt tiền, có độ chính xác cao. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, thao tác phức tạp và chỉ phân tích hàm lượng lớn, nên không dùng để phân tích lượng vết.
1.4.1.2. Phương pháp phân tích thể tích
Nguyên tắc: Dựa trên sựđo thể tích dung dịch thuốc thửđã biết nồng độ chính xác (dung dịch chuẩn), được thêm vào dung dịch chất định phân để tác dụng đủ toàn bộ lượng chất định phân đó. Thời điểm thêm lượng thuốc thử vừa đủ với chất định phân gọi là điểm tương đương.
Để nhận biết điểm tương đương, người ta dùng chất gây ra hiện tượng đổi màu hay kết tủa để có thể quan sát bằng mắt gọi là các chất chỉ thị. Tuỳ thuộc vào loại
phản ứng chính được dùng mà người ta chia phương pháp phân tích thành các nhóm
phương pháp trung hoà, phương pháp oxi hoá khử, phương pháp kết tủa, phương pháp complexon.
Với Zn có thể xác định bằng phương pháp complexon với EDTA ở pH = 12,
Zn2+ + ErOOT- ZnErOOT Xanh Đỏ nho
ZnErOOT + H2Y2- ZnY2- + ErOOT- + 2H+ Ưu điểm của phương pháp: nhanh chóng và dễ thực hiện.
Nhược điểm của phương pháp: không được sử dụng phân tích lượng vết vì phải thực hiện quá trình làm giàu phức tạp.