0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC KINH TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 56 -58 )

3. Đề xuất hướng đi cho doanhnghiệp Việt Nam trước tác động của cú sốc kinh tế

3.1 Về phía nhà nước

Có thể nói định hướng từ nhà nước yếu tố tác động mạnh nhất đến nền kinh tế trước các cú sốc kinh tế. Từ những kết luận nghiên cứu thu được, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số hướng đi liên quan như sau:

 Nhiệm vụ trước tiên nhà nước nên làm là xây dựng lại và áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động để giải quyết tình trạng thất nghiệp chu kỳ.

 Thứ hai, những vấn đề bất cập về cơ sở hạ tầng - đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông và năng lượng đang là vấn đề rất lớn cần được giải quyết. Do đó, nhà nước phải nỗ lực hơn nữa giải quyết triệt để những bất cập này.

 Có thể nói suy thoái kinh tế đã gây ra tác động và thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế mà người trực tiếp gánh chịu những hậu quả này là người lao động bị mất việc. Do đó, phương án cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn lao động sẽ cải thiệt được rất lớn những thiệt hại này. Người lao động bị mất việc do suy thoái sẽ sử dụng nguồn vốn vay để giải quyết những khó khăn trước mắt, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội.

 Trong tình trạng suy thoái hiện nay thì cắt giảm thuế tiêu thụ sẽ giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng. Từ đó tác động tích cực đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn. Từ đó tiếp tục giãn thuế và xem xét khả năng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Để đẩy mạnh tính chủ động nhằm đối mặt và giải quyết kịp thời các biến động thay đổi của nền kinh tế. Nhà nước cần tăng cường công tác dự báo (thị trường thế giới và trong nước) để điều chỉnh chính sách kịp thời. Đồng thời, hạn chế khả năng nợ xấu tại các ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng chỉ số tín nhiệm quốc gia bị giảm và để giảm tối đa việc doanh nghiệp rất khó khăn trong việc được bảo lãnh để vay vốn nước ngoài.

 Một trong những vần đề nóng hổi hiện nay là giá, đặc biệt là giá xăng dầu. Nhà nước cần quan tâm đến lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu, điện để đảm bảo việc tăng chi phí đầu vào cho kinh doanh không gây “sốc” đối với doanh nghiệp. Dứt điểmchuyển điều hành giá xăng dầu theo đúng cơ chế thị trường

 Thực hiện tốt và nghiêm chỉnh đề tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện với mục tiêu trong vòng 10 năm tới phải đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

 Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.  Có thể nói rất nhiều cải cách thể chế đã được đưa ra cho nền kinh tế Việt Nam

nhưng vẫn dừng ở dấu chấm lửng hơn là một kết quả rõ ràng. Nắm bắt được thực trạng đó, đề án 30 của chính phủ có đề ra một số giải pháp cho cải cách thể chế trong dài hạn và ngắn hạn. Đây là những giải pháp nhà nước nên áp dụng để xây dựng lại hệ thống hành chính của Việt Nam.

 Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành chính sách nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, loại bỏ các quy định không cần thiết đang làm lãng phí nguồn lực quốc gia.

 Áp dụng quy trình ban hành chính sách hai bước. Bước một thông qua nội dung chính sách; bước hai, thể chế hóa nội dung chính sách đã được thông qua thành các đề án, dự án, dự thảo văn bản.

 Sử dụng công cụ đánh giá tác động chính sách nhằm xây dựng các quy định hiệu quả. Nội dung đánh giá tác động tập trung vào tính kinh tế, kỹ thuật của các chính sách, quy định nhằm lượng hóa được những lợi ích, chi phí của dự thảo chính sách, quy định.

 Nâng cao tính minh bạch của các chính sách thể chế thông qua việc cải thiện công tác tham vấn các cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như xây dựng các phương pháp tham vấn tốt hơn cho các bộ, ngành.

 Thực hiện đồng bộ công tác đánh giá kết quả thực hiện và theo dõi tác động chính sách.

Nhóm các giải pháp ngắn hạn

Thực hiện cải cách chính sách có lựa chọn phục vụ việc phát triển bền vững, cụ thể như sau:

 Thực hiện rà soát theo nhóm một số ngành ưu tiên đã xác định, tập trung vào các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động), cơ sở hạ tầng (năng lượng, giao thông vận tải), và xuất khẩu (chế biến thực phẩm, may mặc) nhằm đưa ra khung chính sách vững chắc, gắn kết cho hoạt động kinh tế trong 10 năm tới.

 Xây dựng, phát triển cơ chế hợp tác công - tư nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ công trong các trường hợp nhà nước và thị trường không thể đơn độc thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC KINH TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 56 -58 )

×