Đôi nét về nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn " Thơ Giang Nam - Tiếng nói trữ tình sâu lắng, chân thành " ppt (Trang 72 - 76)

2.1.3.1. Về giọng điệu

Thơ là tiếng nói đi ra từ trái tim một người và hướng đến trái tim của

vạn người. Như vậy để có được sự đồng cảm, đồng điệu trong tâm hồn và tác phẩm có sức sống bền lâu trong tâm hồn con người, thì tất yếu người nghệ sĩ

phải có cách diễn đạt riêng và nhất là có một giọng điệu riêng cho chính mình. Giọng điệu là điểm phân biệt các nhà văn, nhà thơ. Giọng điệu “phản

ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò to lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra tác phẩm” [130]. Bàn về vấn đề này, trong Điển luận, Tào Phi cho rằng:

“Văn lấy khí làm chủ, khí có thể trong và có thể đục, không thể dùng sức mạnh mà có được”. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long cũng đề cập đến

phong cốt, khí chất của nhà văn: “Văn cần có cốt cách cũng như thân thể

người ta có bộ xương. Tình cảm của ta chứa đựng sẵn cái phong cũng như hình hài ta chứa đựng cái khí chất vậy”[33]. Còn khi bàn về giọng điệu thơ

trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp viết: “Giọng văn chương vừa cho phép người

đọc nhận ra vẻ riêng nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định tài năng nhà văn. Không có giọng điệu, lập tức tác giả sẽ được liệt vào số người không có tài năng” [19].

Từ việc tìm hiểu các ý kiến khác nhau về giọng điệu, ta nhận thấy giọng điệu

là yếu tố bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của người nghệ sĩ. Giọng điệu là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật. Tuy nhiên, không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước quê hương đất nước, trước

thân phận con người, không xẻ chia với họ nỗi đau, niềm vui và tình yêu cuộc sống [19, tr. 34].

Nghiên cứu về giọng điệu thơ Giang Nam, chúng tôi nhận thấy thơ Giang

Nam mang giọng điệu trữ tình – cách mạng (Nguyễn Công Lý) nghĩa là ông chuyên chở những vấn đề của dân tộc, của đất nước bằng tiếng thơ mượt mà, trữ tình, sâu lắng, và đấy cũng là cái điệu chung của thơ ca cách mạng miền

Nam. Giọng điệu thơ Giang Nam gắn liền với mạch cảm xúc tình cảm xuất

phát từ trái tim chân thành, từ chiều sâu suy nghĩ và ý thức thẩm mỹ của một

thanh niên sống hết mình vì quê hương đất nước, vì lý tưởng cách mạng.

Viết về nỗi đau riêng của bản thân cũng như nỗi đau chung của cả dân tộc, lời thơ bật ra thật nghẹn ngào, đau xót:

Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người… Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn, roi

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi.

(Quê hương)

Những năm dài kháng chiến, mang quê hương xanh biếc bên mình ra đi chưa một lần về lại, nhà thơ nói về nỗi nhớ quê với âm điệu buồn

tha thiết:

Hăm ba năm rồi Ba chưa về quê nội Nơi ba lớn lên

Giữa những cây xoài, cây ổi Nơi ba biết yêu

Tiếng nội hát buồn buồn

“À ơi, con mèo con chuột có lông Ống tre có lỗ, nồi đồng có quai!” (…)

Con có về thăm nơi ấy thay ba

Bông bưởi vẫn còn rơi trên tóc Hay chỉ là mảnh pháo sắc như dao.

(Con có về thăm quê nội)

Tâm trạng của người lính ngụy trong buổi đi càn được nhà thơ tái hiện bằng

giọng thơ trầm buồn, da diết, khắc khoải:

Anh nín thở nép mình sau gò đất

Mắt căng lên trong bóng tối chập chờn Làng nào đây? Ồ cũng những đụn rơm Con mương nước, gốc dừa xiêm

Và chiếc cầu tre gập ghềnh như sắp đổ Anh nghe tiếng trẻ thơ nô đùa trước ngõ Tiếng chày khua và cả tiếng xa quay Anh cắn môi. Trời, những tiếng xa quay Sao khắc khoải như tiếng người thương nhớ.

(Tiếng xa quay)

Giọng thơ tâm tình mang âm hưởng ngọt ngào của những lời ru. Vì tiếng thơ ra đi từ trái tim chân thành, nhạy cảm nên thơ Giang Nam có sức sống bền

lâu trong lòng bạn đọc. Chính giọng điệu đã góp phần lý giải vì sao trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, người đọc cả hai miền Nam Bắc tìm

đến thơ Giang Nam như một chỗ dựa tinh thần để vững tin và mài sắc ý chí

chiến đấu. Một số bài thơ của Giang Nam đã trở thành những bài binh vận như: Quê hương, Bài ca tháng tám, Tiếng xa quay…

Sau ngày đất nước đổi mới, Giang Nam đã tự làm mới mình nên tiếng thơ

của ông có sự lắng đọng trong chiều sâu cảm xúc và có thêm chất triết lý.

Tình cảm trong thơ cô đọng hơn chứ không dàn trải như trong thơ kháng

chiến nhưng tựu trung lại chất giọng trữ tình vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu Luận văn " Thơ Giang Nam - Tiếng nói trữ tình sâu lắng, chân thành " ppt (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)