Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại. Đối với cả nhân loại Người
là một vĩ nhân, đối với dân tộc Việt Nam Người là vị cha già vĩ đại, là “sao bắc đẩu”, là “vầng thái dương”. Nhiều tác giả đã có những sáng tác rất thành công về Bác như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Minh Huệ, Viễn Phương. Và đặc
biệt hình ảnh của Người Cha già đã in đậm trong thơ ca miền Nam đúng như
Viễn Phương đã nhận định: “Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các nhà
thơ sống ở Nam bộ đều có những tác phẩm viết về Bác” [127]. Hòa trong dòng cảm hứng chung ấy, Giang Nam cũng đã có những vần thơ dâng tặng Người. Chính tình cảm sâu nặng đối với Bác là cội nguồn cảm hứng để ông
sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật tuyệt vời này.
Suốt cuộc đời mình, nhà thơ chưa bao giờ được gặp mặt Bác, vì vậy
mà hình ảnh Bác được khắc họa chủ yếu bằng trái tim, bằng tình cảm chân
thành của người con miền Nam đối với người cha già muôn vàn kính yêu.
Giang Nam đã thay mặt cho những đứa con miền Nam dâng lên Bác những
vần thơ ngọt ngào, đằm thắm, mượt mà:
Mái tóc bạc phơ gian khổ, ân tình Ôi màu áo bà ba Bác mặc hiền lành.
Bác vẫn giản đơn như cuộc đời bộ đội
Vẫn đôi dép cao su bốn mùa không thay đổi Vẫn bộ đồ kaki quen thuộc, bạc màu.
(Con viết bài thơ dâng Bác) Bằng những cảm xúc khác nhau, nhà thơ đã gợi lên trong tâm trí người đọc
những ấn tượng sâu đậm về vị cha già dân tộc. Hình ảnh Bác Hồ với chiếc áo
nâu giản dị, màu áo của quê hương đậm đà, chung thủy, với đôi dép cao su
quen thuộc là một hảnh ảnh đẹp xuyên suốt trong những trang viết của các nhà thơ, nhà văn.
Tâm hồn, tấm lòng nhà thơ luôn hướng về Bác. Cũng như đồng bào miền Nam, Giang Nam luôn khao khát được một lần gặp mặt Bác, được đón Bác vào thăm miền Nam rực nắng như chính lòng Bác ước mong:
Ngày mai đẹp nắng, Sài Gòn tự do Sẽ đón Bác giữa sao cờ
Với hoa trên tóc, lời ca nghẹn ngào.
(Miền Nam có Bác)
Niềm ước mong giản dị và tha thiết ấy đã trở thành nỗi canh cánh trong tâm trí nhà thơ. Vì vậy, dù chỉ có thể ngắm nhìn ảnh Bác trên báo
Vui sao giữa những ngày gian khổ Bác bỗng về đây với chúng con Tờ báo mới thơm mùi mực mới
Đến với con qua lớp lớp Trường Sơn. (…)
Con nhìn Bác nghẹn ngào không chớp mắt Bác Hồ đây. Cha của chúng con đây
Bác vẫn khỏe hồng hào, rắn chắc
Hơn thuở đầu tiên Bác đứng giữa lễ đài.
(Con viết bài thơ dâng Bác) Các chiến sĩ miền Nam dù bị đọa đày giữa chốn ngục tù, dù đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết vẫn kiên gan, bất khuất bởi đơn giản
một điều: Bác vẫn luôn ở trong trái tim của họ:
Trong xà lim trước lưỡi lê, máy chém
Hàng vạn chúng con đã thấy Bác bên mình An ủi, vỗ về, tiếp sức đấu tranh
Đồng chí Cống, đồng chí Thuần, đồng chí Xuân Thu Và muôn ngàn anh chị khác
Trước giờ chết hiên ngang không khuất phục Vẫn hô to: Hồ Chủ tịch muôn năm!
(Con viết bài thơ dâng Bác) Hay: Dù xa trăm núi, ngàn sông
Bác vẫn đứng bên chúng con từng giờ.
(Miền Nam có Bác)
Với Giang Nam, Bác là tất cả, Bác là quê hương. Bác ra đi để lại trong lòng chúng ta niềm tiếc thương vô hạn. Trong niềm kính yêu khôn cùng đối với người lãnh tụ vĩ đại, ông không thể nào tin được Bác đã vĩnh viễn ra đi:
Có thể nào tin Bác vĩnh biệt chúng ta rồi (…)
Bác vĩnh biệt chúng ta rồi! Không, Bác vẫn còn sống mãi Như mặt trời không tắt trên đồng ruộng Việt Nam. Bác thân yêu ơi, chúng con lại hành quân
(Bác vẫn còn sống mãi) Hòa cùng với nỗi đau chung của dân tộc, nhà thơ cảm nhận nơi lòng mình một mất mát vô biên. Nỗi đau đớn tột cùng ấy khiến ông không dám đối diện
với sự thật: Bác kính yêu không còn! Trong tận cùng sâu thẳm tâm hồn ông,
Bác vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, với mỗi con người Việt Nam. Bác như ánh mặt trời chiếu rọi những tia nắng ấm áp, mang lại sự sống cho
vạn vật trên thế gian. Hình ảnh “mặt trời không tắt trên đồng ruộng Việt
Nam” là hình ảnh biểu trưng: Bác là niềm tin, là lẽ sống của dân tộc Việt
Nam trong những năm tháng kháng chiến trường kì gian khổ.
Tóm lại, với những xúc cảm chân thành từ trái tim, hình tượng Bác Hồ kính
yêu thật ngời sáng trong thơ Giang Nam. Nhà thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết đối với Bác – một thứ tình cảm ngưỡng mộ, tự hào.