16 – 18oC vào ban đêm. Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC thì Cattleya vẫn phát triển tốt.
- Độ ẩm: Cattleya cần ẩm độ hơi khô, khoảng 40 - 70%.
- Ánh sáng: Lan Cattleya thích hợp với cường độ ánh sáng mặt trời còn khoảng 50%.
- Độ thông thoáng và giá thể:
+ Cattleya cần độ thông thoáng cao, ta nên làm vườn cao (khoảng 3m) và treo chậu cách chậu khoảng 10 – 15 cm.
+ Vì Cattleya cần độ thông thoáng cao nên giá thể cần làm chất trồng là than hoặc dớn.
- Dinh dưỡng: Cattleya không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng như Dendrobium. Có thể dùng phân NPK 30-10-10 cho thời kỳ cây con, NPK 20-20-20 cho thời kỳ sinh trưởng mạnh và NPK 10-10-30 để cây ra hoa. Có thể phun bổ sung Vitamin B1 định kỳ 10 ngày/lần.
- Thay chậu: Muốn thay chậu Cattleya, ta ngâm chậu vào một chậu nước có pha thuốc ngừa rêu, trong thời gian nửa giờ đến một giờ, các rễ sẽ tróc ra. Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại 1 đoạn 10cm. cuối cùng cột chặt cây Lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát đến khi ra rễ lúc ấy bắt đầu mới cho giá thể vào chậu và đưa chậu vào vị trí cũ. - Phòng trừ sâu bệnh hại: Nhóm lan Cattleya thường bị các loại sâu bệnh hại như sau:
+ Rệp vảy: Đây là loài côn trùng cắn phá lan Cattleya nhiều nhất, chúng hút nhựa lá và giả hành, làm vàng lá, khô cây.
+ Bệnh đen gốc: Do nấm Furarium sp. gây ra. Sử dụng Benzeb 70 WP, Zineb, Bendazol, Zin, Dipomate, Cadila.
Câu 36. Anh (Chị) hãy nêu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho nhóm Lan hài Trả Lời:
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho nhóm Lan hài - Paphiopedilum: Các điều kiện trồng và chăm sóc Lan Paphiopedilum:
- Ánh sáng: Hầu hết các loại lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.
- Nhiệt độ và sự thoáng khí: Có hai nhóm, nhóm Lan có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 240C-270C vào ban ngày, khoảng 160C vào ban đêm; còn đối với nhóm Lan có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 220C vào ban ngày, khoảng 120C vào ban đêm.
- Tưới nước: Vì lan không có củ, bẹ chứa nước nên lúc nào rễ cũng cần ẩm ướt. Vật liệu trồng lan phải giữ dược độ ẩm nhưng không sũng nước. Mỗi tuần tưới 2 lần vào mùa hè, một tuần vào mùa đông.
- Bón phân: Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.
- Ẩm độ: Lan cần từ 40-50% độ ẩm.
-Thay chậu: Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vòa giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.
- Sâu bệnh: Lan hài cũng như các loại lan khác khi trồng vẫn có thể mắc phải các loại sâu bệnh như nhện đỏ, rệp sáp, sâu ăn lá và các bệnh thối nhũn, chết cây con, nên phun ngừa sâu bệnh 1 tháng 1 lần bằng thuốc reagent, ridomil,....khi phun nên phun cách 15 ngày thuốc nấm bệnh thì 15 ngày sau phun thuốc diệt trừ sâu bệnh để tạo thời gian cách ly 1 tháng cho mỗi loại thuốc.
- Trồng trong chậu: Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xỉ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông sự thông thoáng khí.
Câu 37. Hãy trình bày những ứng dụng của hoa Lan. Cho ví dụ minh họa. Trả Lời:
- Hoa Lan có rất nhiều công dụng như:
+ Làm thuốc: Một số loài Lan có thể sử dụng trong các bài thuốc dân gian.
+ Kinh tế: Nhiều loài Lan đang rất được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng và có giá rất cao. Đặc biệt là những chậu Lan kiếm nở đúng dịp lễ Tết.
+ Làm nguyên liệu thực phẩm.
+ Sinh thái: Những giỏ hay chậu Lan trang trí trong nhà giúp cải thiện vi khí hậu trong nhà, một số loài còn giúp hút đi các chất độc hại trong nhà tạo ra dưỡng khí. + Trang trí và thưởng ngoạn: Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Lan. Để thưởng ngoạn được vẻ đẹp của Lan người ta thường trang trí nó bên ngoài ngôi nhà: trong các khu vườn, khoảng sân, ... hoặc trong nội thất, bên trong ngôi nhà. Thường thì Lan được cho vào các chậu để treo hay để trên các kệ để làm đẹp cho ngôi nhà.
Câu 38. Theo Anh (Chị) với khí hậu khu vực Hà Nội thích hợp trồng Lan phân bố ở vùng nào trong tự nhiên? Tại sao?
- Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa.
- Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm.
- Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
- Với đặc điểm khí hậu như vậy thì thích hợp với vùng Lan tự nhiên ở Đông bắc và trung tâm Bắc Bộ vì nơi đây có các đặc điểm khí hậu tương đối tương đồng với khu vực Hà Nội như: Phần lớn có độ cao dưới 1800m, sinh cảnh chủ yếu là những dãy núi đá vôi với số lượng các loài Lan khá đa dạng và độc đáo. Một số núi đất trong vùng là nơi sinh sống của nhiều loài Lan: Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử. Và đa số các loài Lan ở đây khá dễ trồng, lại thuận lợi để vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ nên chủ yếu Lan trong khu vực Hà Nội là được lấy từ đây.
Câu 39. Anh (Chị) hãy nêu kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc một số loài Lan rừng.
Trả Lời:
* Kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc một số loài Lan rừng. a. Thuần dưỡng lan rừng
Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ cây đang bám chứ không nên lột mỗi bộ rễ. Sau đó lấy gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá, thân, rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa và không được nén chặt. Tránh để ngoài ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
b. Chăm sóc
- Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan là có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất.
- Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào, đặc biệt kị với nắng quái chiều và gió tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt - 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.
- Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều màu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ, luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra. Tránh gió khô, nóng lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già để ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
- Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu, đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) với nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải cotton) nhúng vào dung dịch glycerin 10-15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm cho cây.