Phòng trừ sâu bệnh hại:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN kỸ THUẬT TRỒNG HOA LAN ppt (Trang 26 - 28)

+ Ốc: Phòng trừ bằng cách sử dụng Deadline 40 (nồng độ theo khuyến cáo), Dioto. + Bệnh thối mềm vi khuẩn: do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

Câu 32. Anh (Chị) hãy nêu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Lan Ngọc điểm Trả Lời:

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Lan Ngọc điểm

- Ánh sáng: Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá

- Nhiệt độ: Ngọc điểm là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 - 30oC.

- Độ ẩm: Ngọc điểm là cây Lan chịu hạn khá tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%., nếu ẩm độ quá thấp, cây sẽ còi cọc không lớn được.

- Tưới nước: Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 - 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới. - Phân bón:

+ Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.

+ Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.

- Thay chậu: Nếu trồng trong chậu, cần phải thay chậu khi vỏ cây đã mục. Vỏ cây hay than phải là thứ lớn khoảng 3-4 cm, trồng trong chậu đất tốt hơn là chậu nhựa. Nếu rễ quá dài, ngâm cây vào nước chừng 1 giờ cho rễ mềm ra. Bỏ cây vào trong chậu rồi xoay vòng tròn, rễ cây sẽ quấn quanh theo lòng chậu sau đó sẽ bỏ than hay vỏ cây vào.

- Giá thể: Ngọc điểm là loại lan đơn thân nên ưa giá thể thoáng, chịu ẩm nhưng không chịu được úng vì thế có thể ghép chậu, ghép gỗ, tuy nhiên cần đảm bảo đủ độ ẩm cho cây. Gỗ dùng ghép ngọc điểm có thể là gỗ vú sữa, nhãn... hoặc bất kỳ loại gỗ nào không có chất mặn, chất chát và thời gian sử dụng lâu bền để tránh phải thay giá thể nhiều lần gây sốc cây. Nếu trồng chậu thì nên trồng chậu đất nung nhiều lỗ với vài cục than to để tạo độ thoáng cho rễ cây.

- Sâu bệnh : Cây Lan Ngọc điểm là loài bản xứ vì thế khả năng chống chịu của nó rất cao, nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên một cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp sẽ làm cho cây bị bỏng lá và đây là ngõ xâm nhập của một số loài nấm và virus điều này lắm

khi cũng làm cho cây chết. Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

Câu 33. Anh (Chị) hãy nêu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Lan Vanda Trả Lời:

a. Kỹ thuật trồng.

Vanda có thể trồng bằng 2 cách sau:

* Trồng trong chậu - Chuẩn bị:

+ Chậu đất (có nhiều lổ nhỏ) với kích thích trung bình từ 30 x 40 cm

+ Cắm 1 trụ chính giữa chậu để tựa cho cây lan sau này (trụ có thể bằng cây hoặc bằng ống nhựa), trụ cao khoảng 70 - 100 cm.

+ Bỏ một lớp giá thể dưới đáy chậu (có thể bằng than với kích thích lớn) và ở trên là lớp vỏ đậu phộng (giá thể đã xử lý nấm bệnh trước).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN kỸ THUẬT TRỒNG HOA LAN ppt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w