7 lá tại vườn giống gốc
3.4.3 Phương pháp sử lý số liệu
Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel,…
Đầu tiên nhập số liệu thô vào Excel gồm có 3 xuất xứ và mỗi xuất xứ 3 lần lặp lại và lưu lại sau đó làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở phần mềm IRRISTAT
Bước 2: Chọn Window, chọn Data Editor
Bước 3: Chọn Create Empty data nhập số liệu và lưu lại
Bước 4: Chọn Annaly sis sau đó chọn Balanced Annova và tìm kiếm file vừa lưu nhấn Open
Bước 5: Trong bảng có Data file variable bôi đen phần cần phân tích nhấn Add và Analy sis tiếp theo bôi đen phần xuát xứ và lặp lại nhấn Add vào Factors và nhấn OK
Bước 6: Khi hiển thị số liệu đầu tiên ta phải xem C of V phải nhỏ hơn 15 tiếp theo trừ lần lượt các xuất xứ với nhau và so sánh kết quả của các xuất xứ trừ với nhau lớn hơn LSD thì số liệu được chấp nhận có ý nghĩa.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thiết lập vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá
4.1.1. Lựa chọn giống để xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam bảy lá
Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và
phát triển công nghệ nhân giống quy mô công nghiệp cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam” của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Giảo cổ lam bảy lá là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang. Kết quả lựa chọn được các cây Giảo cổ lam bảy lá có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng vườn giống gốc:
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Giảo cổ lam 7 lá đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú
1 Chiều dài lá Cm > 6.2 Đo từ ngọn lá đển cuống lá 2 Đường kính thân Cm > 0.2 Đo đường kính thân
3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ
4 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình Những cây được lựa chọn để làm nguồn vật liệu trồng vườn giống gốc đảm bảo các tiêu chí sau: Chiều dài lá > 6.2cm; Đường kính thân > 0,2cm; cây có ít nhất 5 lá thật, và các cây lựa chọn đều không bị nhiễm bệnh hay dị hình.
4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc
Giảo cổ lam 7 lá được trồng tại Vườn ươm công nghệ cao giống cây trồng nông lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh và dược liệu thuộc Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam địa chỉ tổ 17, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, Hà Giang (Hình 4.1).
Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá tại Vị Xuyên, Hà Giang
4.1.3. Kỹ thuật trồng vườn giống gốc
- Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân, trồng vào ngày
22/2/2019.
- Quy mô: 2000m2 tại Hà Giang.
- Yêu cầu về đất: Đất trồng cây Giảo cổ lam bảy lá yêu cầu có đủ độ
ẩm, chất đất tốt, có thể dưới tán cây, hoặc che phủ lưới đen nếu trồng đại trà trên ruộng. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Luống cao khoảng 15-20cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, thoát nước tốt.
- Khoảng cách, mật độ: Khoảng cách trồng 20 x 20cm, cây cách cây
20cm, hàng cách hàng 20cm (trên 1 luống).
- Phân bón: Bón lót khoảng 3 kg phân chuồng mỗi hốc. Tiến hành bón
thúc định kỳ 2 lần/năm trong 3 năm đầu. Lượng phân bón 0,2 kg phân vi sinh/gốc. Năm tiếp theo tùy thuộc vào điều kiện và sự phát triển của cây có thể bón thúc 1 lần hoặc chỉ chăm sóc, xới đất xung quanh và vun gốc.
- Chăm sóc: Làm dàn che cao 2-2,5m, phủ một lượt lưới đen bên
trên.Tưới nước:cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm để có thể cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh ngập úng.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây giảo cổ lam bảy lá ít bị sâu bệnh hại tấn công, cần thường xuyên làm cỏ xới đất rắc vôi xung quanh khu vực trồng tránh sâu ăn lá và ốc sên gây hại.
4.2. Tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc
4.2.1. Tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Giảo cổ lam 7 lá thời điểm sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày, 75 ngày và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc Xuất xứ Kí hiệu Số cây ban đầu (cây) Tỷ lệ cây sống sau 15 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 30 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 45 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 60 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 75 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 90 ngày (%) Lào Cai 1 300 100 93.67 93.33 92 89 87.33 Hà Giang 2 300 100 99.66 97.33 96 92.33 91.33 Yên Bái 3 300 100 97 94.66 93.66 90.66 89.66 LSD0.05 2.38 0.75 1.5 1.3 0.75 CV 1.1 0.4 0.7 0.6 0.4
Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá, với xuất xứ từ Lào Cai sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 100%; sau 30 ngày trồng đạt 93.67%; sau 45 ngày trồng đạt 93.33%; sau 60 ngày trồng đạt 92%; sau 75 ngày trồng đạt 89% và sau 90 ngày đạt 87.33%. Với xuất xứ từ Hà Giang sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 100%; sau 30 ngày trồng đạt 99.66%; sau 45 ngày trồng đạt 97.33%; sau 60 ngày trồng đạt 94.66%; sau 75 ngày trồng đạt 92.33% và sau 90 ngày trồng đạt 91.33%. Với xuất xứ từ Yên Bái sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 100%; sau 30 ngày trồng đạt 97%; sau 45 ngày trồng đạt 94.66%; sau 60 ngày trồng đạt 93.66%; sau 75 ngày trồng đạt 90.66%; sau 90 ngày trồng đạt 89.66%.
Nhìn vào bảng ta thấy được sau 90 ngày trồng tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá có xuất xứ Hà Giang là cao nhất đạt 91.33%, còn cây có xuất xứ Lào Cai là thấp nhất 87.33%.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống khác nhau là có ý nghĩa.
Giảo cổ lam 7 lá vừa mới trồng Giảo cổ lam 7 lá sau trồng 30 ngày
Giảo cổ lam 7 lá sau trồng 90 ngày
Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
4.2.2. Tình hình sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
Sau thời gian trồng 90 ngày tiến hành theo dõi các chỉ tiêu biến động về kích thước đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá và chất lượng của cây ta được kết quả ở bảng sau:
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
Xuất xứ Ký hiệu Tổng số cây Tỷ lệ bật chồi mới Thời gian
bật chồi Chất lượng chồi
Lào Cai 1 90 77.77 8.26 Chồi nhỏ
Hà Giang 2 90 93.33 6.57 Chồi xanh, thân mập, khoẻ
Yên Bái 3 90 86.66 7.25 Chồi xanh, thân mập,
khoẻ
LSD0.05 2.51 0.53
CV 1.3 3.2
Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với các xuất xứ lần lượt là: Xuất xứ Lào Cai đạt tỷ lệ là 77.77%; xuất xứ Hà Giang đạt 93.33%; xuất xứ Yên Bái đạt 86.66%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là: Xuất xứ ở Lào Cai trung bình là 8.26 ngày, xuất xứ Hà Giang trung bình là 6.57 ngày, xuất xứ Yên Bái là 7.25 ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng như sau: Với xuất xứ Lào Cai chồi mới thường nhỏ, màu xanh; xuất xứ Hà Giang chồi mới màu xanh thân mập và khỏe, xuất xứ Yên Bái chồi mới màu xanh thân mập và khỏe.
Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có tỷ lệ bật chồi cao nhất là Hà Giang đạt 93.33%; xuất xứ có thời gian bật chồi trung bình ngắn nhất ở Hà Giang là 6.57 ngày.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
Theo dõi sinh trưởng của cây giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc sau 90 ngày trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây:
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
Xuất xứ Ký hiệu Tổng số cây Chiều dài lá tăng thêm (cm) Chiều rộng lá tăng thêm (cm) Lào Cai 1 90 2.50 3.46 Hà Giang 2 90 3.26 4.20 Yên Bái 3 90 2.86 3.83 LSD0.05 0.34 0.36 CV 5.2 4.3
Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy, sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các xuất xứ lần lượt như sau: Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Xuất xứ Lào Cai là 2.50cm, xuất xứ Hà Giang là 3.26cm, xuất xứ Yên Bái là 2.86cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Lào Cai 3.46cm, Hà Giang là 4.20cm, Yên Bái là 3.83cm.
Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm cao nhất là Hà Giang đạt 3.26cm; Chiều dài lá tăng thêm thấp nhất là xuất xứ Lào Cai đạt 2.5cm. Sau 90 ngày chiều rộng lá tăng thêm cao nhất là xuất xứ Hà Giang đạt 4.20cm; Chiều rộng lá tăng thêm sau 90 ngày trồng thấp nhất là xuất xứ Lào Cai đạt 3.46cm.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Giảo cổ lam 7 lá
4.3. Tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc
4.3.1. Sâu hại chính đối với cây Giảo cổ lam
Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc, ta thấy các loại sâu chính đối với cây Giảo cổ lam 7 lá thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây:
Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính của các giống cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
Giống cây Đối tượng gây hại Bộ phận bị
hại
Tên Việt Nam Tên khoa học
1
Rầy xanh Empoasca sp. Lá non
Nhện đỏ Tetranychus sp. Lá
Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr Lá non, ngọn non
2
Rầy xanh Empoasca sp. Lá non
Nhện đỏ Tetranychus sp. Lá
Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr Lá non, ngọn non
3
Rầy xanh Empoasca sp. Lá non
Nhện đỏ Tetranychus sp. Lá
Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr Lá non, ngọn non
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Giảo cổ lam 7 lá với 3 xuất xứ Lào Cai, Hà Giang và Thái Nguyên đều xuất hiện cả 3 loại sâu bệnh chính đó là rệp xanh và nhện đỏ.
- Rầy xanh (Empoasca sp.): Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non, gây nên những vết châm nhỏ như kim châm làm cho lá non bị tổn thương, việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá non bị trở ngại. Những lá này nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở lên cong queo cằn cỗi.
- Nhện đỏ (Tetranychus sp): Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
- Sâu Ban miêu (Lytta vesicatoria Fabr): Ban miêu đen phát sinh quanh năm và phân bố rộng ở nhiều nơi. Bọ trưởng thành ăn lá nhiều loại cây trồng. Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta, mùa bắt vào
khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6. Bọ trưởng thành hoạt động chủ yếu là bò để di chuyển. Gặp động chúng thường ẩn nấp sau lá cây hay giả chết. Từ đốt chân tiết ra dịch màu vàng hay da cam. Dịch này nếu dính vào da người có thể gây lở loét. Bọ trưởng thành thường tụ tập thành đàn, ăn khuyết lá nham nhở. Chúng thích ăn lá non. Sau khi vũ hoá 4-5 ngày thì giao phối. Con cái trưởng thành giao phối một lần. Con đực giao phối 3-4 lần. con cái dùng miệng đào đất sâu 5 cm để đẻ trứng, sau đó lấp đất và đi nơi khác. Một con cái đẻ khoảng 400 – 500 trứng. Sâu non nở ra, chui lên mặt đất đi tìm thức ăn. Thức ăn của sâu non là trứng các loài châu chấu. Nếu không tìm được trứng châu chấu thì sau 10 ngày sâu non chết.
Cách phòng trừ: có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC), lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2. Chỉ tiến hành khi bọ trưởng thành tập trung với mật độ cao và gây hại rõ rệt. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thường dùng Trước khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh, người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu rơi vào túi vải, sau đó nhúng cả túi vào nước sôi cho sâu chết, Dùng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90 SP Confidor 100 SL, Regent 800 WG, Fastac 5 EC… để phun trừ tiêu diệt trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng.
Sâu Ban miêu đen Sâu Ban miêu sọc
Rầy xanh Nhện đỏ
Hình 4.4. Một số hình ảnh loài sâu hại cây Giảo cổ lam 4.3.2. Bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam
Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân.
Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam như sau:
a. Bệnh thối cổ rễ - Triệu chứng: Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp
sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. - Điều kiện phát sinh, gây hại:
+ Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, trên đất cát nhiều hơn đất thịt.
+ Nấm gây hại ở giai đoạn cây con. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao. - Biện pháp phòng, trừ:
+ Xới đất vun gốc kịp thời cho gốc cây thông thoáng.
+ Dùng các thuốc gốc đồng hoà nước phun ướt đẫm hố trước khi trồng có tác dụng diệt nấm hạn chế bệnh rất tốt.
+ Khi bệnh phát sinh phun các thuốc đặc trị nấm như Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%o; Copper -B 2 - 3%o, Tilt