0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ LÊN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2017 (Trang 35 -35 )

Trên cơ sở các kết quả mà mô hình VECM mang lại ta có thể thấy TGHĐ USD/VND tăng tức là đồng Việt Nam bị giảm giá thì ban đầu có thể tác động tích cực, thúc đẩy gia tăng giá trị xuất khẩu. Nhưng sau đó trong dài hạn tác dụng này có thể bị giảm đi và trở thành tác động tiêu cực lên giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân chính nằm ở đặc điểm của cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm dệt may, thủy sản, nông sản, gỗ, cao su... dưới hình thức thô và sơ chế, giá trị gia tăng không cao, chất lượng còn thấp và Việt Nam ở thế yếu tại các thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc nên hiệu ứng tích cực từ việc phá giá đồng nội tệ chỉ tồn tại trong ngắn hạn, còn trong dài hạn hiệu ứng trở thành tiêu cực khi vấp phải động thái “trả đũa” của các quốc gia khác trong bối cảnh tự do cạnh tranh thương mại như hiện nay. Mặt khác, khi đồng nội tệ giảm thì làm tăng chi phí nhập khẩu các yếu tố đầu vào của nguyên vật liệu, dây chuyền máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, tăng chi phí lãi vay các món vay ngoại tệ khiến cho giá vốn sản xuất kinh doanh tăng, lợi nhuận giảm, sản lượng sản xuất giảm, và đến lượt nó sẽ làm giảm sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp và kéo theo giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận

Bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra tác động của tỷ giá đồng Đô la Mỹ thông qua hai biến là TGHĐ thực USD/VND và biến động TGHĐ thực USD/VND lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong khoảng thời gian 2000-2017. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy xuất hiện mối quan hệ đồng liên kết giữa ba biến số trên. Kết quả mô hình VECM xác nhận tác động ngược chiều của TGHĐ thực USD/VND và biến động TGHĐ thực USD/VND lên giá trị xuất khẩu.

Bài nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho các học giả nghiên cứu, các nhà xây dựng chính sách, nhà đầu tư về mối quan hệ giữa TGHĐ USD/VND và giá trị xuất khẩu. Trên cơ sở đó giúp cho người đọc có thể đưa ra các quyết định đầu tư, hoặc thiết lập chính sách kinh tế phù hợp với bối cảnh tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay.

5.2 Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được, bài nghiên cứu còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất là phạm vi dữ liệu thu thập khá nhỏ, số liệu được thu thập theo quý chỉ trong thời gian từ 2000 – 2017. Thứ hai là giá trị xuất khẩu của Việt Nam được quy đổi từ nhiều nguồn thu các loại ngoại tệ khác nhau từ các thị trường xuất khẩu khác nhau nên bài nghiên cứu cần xét đến TGHĐ song phương thì mới đánh giá toàn diện được tác động của TGHĐ lên giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ giới hạn ở TGHĐ song phương USD/VND nên sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.

Bài luận văn này có thể mở rộng nội dung nghiên cứu bằng cách bổ sung thêm các biến độc lập có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu như: chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất, thu nhập quốc dân...Điều này sẽ góp phần giải thích toàn diện và đầy đủ hơn cho sự thay đổi của giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó đề tại mở rộng phạm vi quốc gia và thời gian nghiên cứu để cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa kinh tế.

Bài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng chính sách tỷ giá như là công cụ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam như sau:

 Nhà nước và chính phủ tiếp tục kiện toàn hệ thống các chính sách điều hành tỷ

giá, văn bản hướng dẫn nhằm xây dựng khung pháp lý minh bạch, rõ ràng.

 Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong

hoạt động thanh toán tại một số thị trường như Trung Quốc, Liên bang Nga, một số nước châu Phi... để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này.

 Nhà nước và chính phủ định hướng xây dựng lại cơ cấu hàng hóa xuất khẩu,

tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, công nghệ, các mặt hàng kỹ thuật cao, tạo ra được nhiều giá trị gia tăng .

 Ngân hàng nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng khi là cầu nối, dẫn truyền

các chủ trương chính sách của Nhà nước được thi hành thực tế trong nền kinh tế. Vì vậy ngân hàng nhà nước phải có những động thái đưa ra chính sách kịp thời, nhất quán, cân nhắc kỹ lưỡng với các lựa chọn điều chỉnh biên độ tỷ giá và việc phá giá chính thức. Mặt khác cũng cần xem xét đến các khía cạnh khác như dự trữ ngoại hối hiện tại, phối hợp nhịp nhàng với các biện pháp hành chính, lường trước được kỳ vọng của thị trường ngoại hối để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại hối và thị

trường vàng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa, xóa bỏ hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do.

 Các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu cao nên tự xây dựng cơ chế

phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi... để ứng phó kịp thời với những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.

 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chất

cầu là hết sức cần thiết. Do đó, việc tổ chức chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng tiếp cận, sẵn sàng đón nhận và đáp ứng được với các đơn hàng của đối tác, hợp tác thuận lợi với các nhà nhập khẩu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Trên đây là những khuyến nghị mà bài nghiên cứu đưa ra nhằm khuyến khích các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cải thiện được chính sách tỷ giá ngày càng hiệu quả và trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Quốc Lý (2004): Tỷ giá hối đoái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn điều

hành ở Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Hồng Nhung, Thương mại quốc tế suy giảm đáng kể, Kinh tế 2011 -

2012 Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam.

3. Nguyễn Thị Xuân Phượng (2012), Quản lý dự trữ ngoại hối tại Việt Nam –

Thực trạng và đề xuất, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 75, tháng 06/2012.

Tài liệu tiếng Anh

1. Felix P. Hüfner and Michael Schröder (2002). “Exchange Rate Pass-Through to

Consumer Prices: A European Perspective” ZEW working paper No. 02-20.

2. Jaleel Ahmad and Jing Yang (2004), “Estimation of the J-curve in China”.

3. Mohsen Bahmani Oskooee, Ali Kutan, Artatrana Ratha (2008), “The S-Curve

in Emerging Markets”.

4. Ng Yuen-Ling, Har Wai-Mun and Tan Geoi-Moei (2008), “Real exchange rate

and the trade balance relationship: an empirical study on Malaysia”.

5. Pham Thi Tuyet Trinh (2012), The impact of exchange rate fluctuation on trade

balance in short and long run, http://www.depocenwp.org/

6. Pesaran and Shin (1997), “An Autoregressive Distributed Lag Modelling

Approach to Cointegratn Analysis”.

7. Pavle Petrovic, Mirjana Gligoric (2010), “Exchange rate and trade balance:

Jcurve effect”.

8. Takatoshi Ito & Kiyotaka Sato (2007), “Exchange Rate Changes and Domestic

Inflation: A Comparison between East Asia and Latin American Countries”, RIETI Discussion Paper Series 07-E-040.

9. Vo Van Minh (2009), “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications for

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU Kiểm định nghiệm đơn vị ADF

Kiểm định tự tƣơng quan LM

Mô hình VECM

Vector Error Correction Estimates Date: 03/17/19 Time: 17:52

Sample (adjusted): 2000Q4 2017Q4

Included observations: 69 after adjustments Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq: CointEq1

LEP(-1) 1.000000 LRER(-1) -3.963844 (0.74515) [-5.31950] LLV(-1) -204.3921 (33.3264)

[-6.13304]

C 31.80517

Error Correction: D(LEP) D(LRER) D(LLV)

CointEq1 -0.018629 -0.003314 0.002509 (0.01559) (0.00251) (0.00158) [-1.19477] [-1.32293] [ 1.58353] D(LEP(-1)) -0.055146 -0.001585 0.010094 (0.12189) (0.01958) (0.01239) [-0.45242] [-0.08096] [ 0.81486] D(LEP(-2)) 0.227695 -0.015384 0.000987 (0.12151) (0.01952) (0.01235) [ 1.87388] [-0.78806] [ 0.07992] D(LRER(-1)) -0.204501 -0.292996 1.11E-05 (1.80834) (0.29053) (0.18379) [-0.11309] [-1.00850] [ 6.0e-05] D(LRER(-2)) -3.435135 -0.034254 0.049500 (1.72669) (0.27741) (0.17549) [-1.98943] [-0.12348] [ 0.28207] D(LLV(-1)) -4.365955 -0.597192 -0.471260 (2.37236) (0.38114) (0.24111)

[-1.84035] [-1.56686] [-1.95457] D(LLV(-2)) -0.397189 -0.356066 -0.285899 (1.38464) (0.22245) (0.14072) [-0.28685] [-1.60063] [-2.03165] C 0.072509 0.010107 -0.001065 (0.02540) (0.00408) (0.00258) [ 2.85448] [ 2.47651] [-0.41255] R-squared 0.143362 0.138887 0.519427 Adj. R-squared 0.045059 0.040071 0.464279 Sum sq. resids 0.498682 0.012872 0.005151 S.E. equation 0.090416 0.014526 0.009189 F-statistic 1.458372 1.405507 9.418821 Log likelihood 72.17455 198.3393 229.9362 Akaike AIC -1.860132 -5.517080 -6.432933 Schwarz SC -1.601105 -5.258053 -6.173906

Mean dependent 0.057787 0.006804 -9.17E-05

S.D. dependent 0.092525 0.014826 0.012555

Determinant resid covariance

(dof adj.) 2.63E-11

Determinant resid covariance 1.82E-11

Log likelihood 559.5320

Akaike information criterion -15.43571

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ LÊN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2017 (Trang 35 -35 )

×