Điểm yếu: Không.

Một phần của tài liệu báo cáo tự đánh giá trường tiểu học (Trang 33 - 57)

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục trồng, chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh; Quản lý và giáo dục học sinh tốt hơn trong công tác giữ gìn môi trường xanh- sạch - đẹp. Tiếp tục duy trì và giữ vững danh hiệu: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” loại Xuất sắc cấp Tỉnh.

5. Tự đánh giá:Đạt

Tiêu chí 2: Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.

a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;

c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.

1. Mô tả hiện trạng:

Trường có 20 phòng học/20 lớp đảm bảo mỗi lớp có 01 phòng học riêng. Các phòng học được xây dựng kiên cố, vững chắc, đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh học đường. Các thiết bị trong phòng học gồm có: 1 ảnh Bác, 1 biển nội quy, 3 khẩu hiệu, 1 bảng vàng danh dự, 1 bảng trưng bày sản phẩm, 1 tủ đựng đồ dùng dạy học, 1 bộ bàn ghế giáo viên và 15 bộ bàn ghế học sinh trở lên, hệ thống chiếu sáng thiết kế hợp lý, 2 quạt trần (loại 80w) và 5 quạt treo tường, 1 bảng từ tính đáp ứng yêu cầu quy định của

Điều lệ trường tiểu học và quy định vệ sinh trường học của Bộ Y tế [H3-1-04- 02]; [H4-1-05-04]; [H6-3-01-02].

Nhà trường có đủ bàn ghế cho học sinh học tập (380 bộ); 100% số bàn ghế gỗ là bàn đôi ghế đơn màu sắc đẹp, chắc chắn, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong đó có 75 bộ bàn ghế đảm bảo đúng kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắctheo yêu cầu Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông [H4-1-05-04]; [H4-1- 06- 04].

Nhà trường có 27 bảng chống loá, đảm bảo đúng kích thước (dài 1,95m, rộng 1,2m) và màu sắc đủ tiêu chuẩn. Bảng được treo ở vị trí phù hợp cách nền bục giảng từ 1,5m đến 1,7m đảm bảo đúng quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế [H4-1-05-04]; [H4-1-06- 04]; [H6-3-01-02].

2. Điểm mạnh:

Trường có đủ phòng học; cơ sở vật chất, thiết bị các phòng đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. Lớp học có đủ hệ thống ánh sáng, quạt mát, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông thuận lợi cho hoạt động dạy và học của thầy và trò.

3. Điểm yếu:

Phần lớn số lượng bàn ghế của nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu về quy cách theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Từ năm học ...- ..., nhà trường tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân xã mỗi năm sửa chữa, đóng mới, thay thế 30 bộ bàn ghế đúng quy cách theo quy địnhcủa Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.

5. Tự đánh giá:Không đạt

Tiêu chí 3: Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;

c) Các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có đủ các phòng học dạy môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh) đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày. Khối phòng hành chính quản trị có: phòng làm việc của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, kho, phòng y tế học đường, phòng bảo vệ. Khối phòng phục vụ học tập có: Phòng giáo dục nghệ thuật, phòng ngoại ngữ, phòng máy tính, thư viện; phòng truyền thống kết hợp phòng đội; phòng đọc của học sinh; phòng đọc của giáo viên, phòng thiết bị giáo dục đảm bảo đúng quy định [H4-1-05-04]; [H6-3-01-01]; [H6-3-01-02].

Nhà trường có phòng y tế riêng được trang bị một số thiết bị y tế tối thiểu có giường nằm, có ghế nha khoa, máy đo huyết áp, nhiệt kế và có tủ thuốc. Hằng năm, nhà trường trích kinh phí từ nguồn thu Bảo hiểm y tế để mua các loại thuốc thiết yếu đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và sơ cứu cho học sinh tại trường [H6-3-03-03]; [H6-3-03-04]. Nhà trường có 27 máy tính; 04 máy in; 03 máy chiếu phục vụ công tác quản lý và giảng dạy; 27/27 máy tính được nối mạng Internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu quản lí và phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường [H4-1-05-02]; [H4-1-05-04]; [H6-3-03-01]; [H6-3-03-02]; [H8-3-06-04].

2. Điểm mạnh:

Hệ thống khối phòng học phục vụ học tập và khối phòng quản trị tương đối đầy đủ về số lượng. Trong mỗi phòng được trang bị khá đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy và học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

Phòng Y tế có đủ trang thiết bị y tế tối thiểu và các loại thuốc thiết yếu đảm bảo tốt cho công tác chăm sóc sức kho và sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong trường.

Nhà trường đã trang bị được một số thiết bị hiện đại như: máy tính, máy in, máy chiếu, máy photocopy; 100% máy tính kết nối mạng Internet để phục vụ công tác quản lý và hoạt động giáo dục của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

3. Điểm yếu:

Trường chưa có nhà đa năng.

Năm học ...- ..., nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp đầu tư kinh phí xây dựng nhà đa năng.

5. Tự đánh giá:Đạt

Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.

a) Có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, riêng cho học sinh khuyết tật, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;

b) Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo quy định;

c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên với diện tích 30 m2; có 2 khu vệ sinh cho học sinh với diện tích 60 m2.Các khu vệ sinh đều đảm bảo riêng cho nam và nữ, được bố trí hợp lý, thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường [H3-1-04-02]; [H6-3-01-01].

Nhà trường cómột nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên với diện tích 60 m2 và một nhà để xe cho học sinh với diện tích 150m2 trong khuôn viên trường đảm bảo an toàn, trật tự và vệ sinh [H3-1-04-02]; [H6-3-01-01].

Trường có hệ thốngnước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; có hệ thống rãnh thoát nước quanh khu trường đảm bảo những ngày mưa, bão không bị lụt lội; việc thu gom và xử lý rác thải hàng ngày đảm bảo đúng quy định [H6-3-01-01]; [H6-3-04-01]; [H8-3-06-04].

2. Điểm mạnh:

Trường có đầy đủ hệ thống nhà vệ sinh tự hoại hợp vệ sinh, được đặt ở các vị trí đảm bảo thuận tiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sử dụng. Các khu vệ sinh được thiết kế dành riêng cho nam, nữ.

Hệ thống cấp thoát nước thiết kế hợp lý; có nguồn nước mưa và nước máy hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.

3. Điểm yếu:

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường duy trì tốt công tác vệ sinh môi trường. Nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, dọn vệ sinh 2 lần/ngày; dùng men xử lý bồn cầu, hệ thống cống thoát nước định kỳ. Tiếp tục tham mưu với Ủy ban Nhân dân xã để nâng cấp khu vệ sinh dành cho học sinh vào năm học tới.

5. Tự đánh giá:Đạt

Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng:

Thư viện nhà trường được công nhận thư viện đạt Xuất sắc cấp tỉnh theo Quyết định 336/QĐ - SGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ...; Thư viện có 01 kho và 01 phòng đọc của giáo viên diện tích 48m2, phòng đọc của học sinh kết hợp với phòng truyền thống có diện tích 48m2 với đầy đủ các trang thiết bị: bàn ghế, bảng giới thiệu sách, tủ mục lục, tủ sách giá sách, hệ thống đèn sáng, quạt mát và 1 máy tính được kết nối mạng [H7-3-05-01].Thư viện được trang bị một máy vi tính, nối mạng Internet, có khá đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, tạp chí, báo trong đó: sách tham khảo có 5589 bản; sách giáo khoa có 4397 bản; sách nghiệp vụ có 1767 bản [H7-3-05-06].

Cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động và có lịch đọc sách, mượn, trả sách báo, tài liệu cho giáo viên, học sinh hằng ngày, sử dụng phần mềm thư viện để quản lý các hoạt động trên thư viện[H7-3-05-02]; [H7-3-05-05]; [H7-3-05-06]. Có kế hoạch cho học sinh nghèo, học sinh trong diện chính sách được mượn sách giáo khoa [H7-3-05-05].

Thư viện có sơ đồ phát triển sách. Hàng năm, thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo bằng nhiều nguồn khác nhau [H7-3-05-06 ]; [H7-3-05-07]; [H8-3-06-04].

2. Điểm mạnh:

Thư viện nhà trường được trang bị máy tính và nối mạng Internet, có đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên mượn. Cán bộ phụ trách thư viện có năng lực, tận tâm với công việc đảm bảo hoạt động của thư viện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mượn, sử dụng trong việc giảng dạy, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thư viện có phòng đọc đảm bảo yêu cầu, có nhiều loại sách và được sắp xếp khoa học thuận tiện cho việc mượn, trả sách.

3. Điểm yếu:

Do nguồn kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp và nguồn huy động khác chủ yếu tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại nên việc đầu tư kinh phí cho thư viện những năm gần đây còn nhiều hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tăng cường huy động các nguồn lực, bổ sung thêm đầu sách mới, giúp giáo viên và học sinh được thường xuyên đến thư viện để cập nhật những nội dung mới.

5.Tự đánh giá:Đạt.

Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có 01 kho thiết bị riêng, ở mỗi lớp có 1 tủ đựng đồ dùng thiết bị dạy- học; có đủ số bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho từng khối lớp (20 bộ/20 lớp), đảm bảo đủ 1 bộ/lớp, đáp ứng được các hoạt động giáo dục trong trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H6-3-01-03]; [H7-3-06-01].

Nhà trường đã xây dựng nội quy sử dụng thiết bị, có sổ theo dõi việc mượn và sử dụng thiết bị của giáo viên;100% giáo viên lên lớp sử dụng và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; việc sử dụng thiết bị dạy học đưa vào tiêu chí xếp loại giờ dạy. Hằng năm, nhà trường phát động và tổ chức giáo viên thi tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy đạt hiệu quả, đồng thời khuyến khích, động viên sự sáng tạo của giáo viên [H4-1-05-04]; [H4-1-06-05]; [H6-3-01-03]; [H7-3-06-02]; [H7-3-06-03].

Cuối mỗi năm học, nhà trường đều có biên bản kiểm kê lại toàn bộ đồ dùng dạy học hiện có, đồ dùng sưu tầm, tự làm của giáo viên từ đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học cho năm học sau [H7-3-06-01]; [H7-3-06-03]; [H8-3-06-04].

2. Điểm mạnh:

Trường có đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định cho từng khối lớp; có kho đựng thiết bị dùng chung và mỗi lớp có một tủ đựng thiết bị dùng riêng.

Nhà trường đã duy trì tốt việc lập sổ theo dõi việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học; đưa việc sử dụng đồ dùng dạy học vào tiêu chí đánh giá tiết dạy, đánh giá thi đua các kỳ và năm học. Vì vậy, giáo viên tích cực chủ động sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy.

3. Điểm yếu:

Các thiết bị được bổ sung với số lượng ít do ngân sách nhà trường hạn hẹp. Việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên còn ít, chủ yếu là làm các đồ dùng đơn giản hoặc sưu tầm tranh ảnh, vật thật, hiệu quả sử dụng không lâu dài.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hằng năm, nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí để mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đã bị hư hỏng, vận động các cá nhân, tập thể ủng hộ kinh phíđể hằng năm mua sắm thêm các thiết bị phục vụ dạy và học.

Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn tăng cường kiểm tra đột xuất ở một số lớp, một số tiết dạy để đối chiếu việc giáo viên thực hiện với đăng ký sử dụng đồ dùng trong lịch báo giảng.

Yêu cầu giáo viên sử dụng hiệu quả hơn nữa các đồ dùng dạy học hiện có. Hằng năm, tiến hành tổ chức thi tự làm đồ dùng dạy và học để có thêm nhiều đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của thầy và trò.

5. Tự đánh giá: Đạt Kết luận về tiêu chuẩn 3:

Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường “xanh - sạch - đẹp” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường có đầy đủ khối phòng học, khối phòng hành chính quản trị và một phòng thiết yếu phục vụ học tập, đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% máy tính của trường được kết nối Internet đường truyền cáp quang, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo

viên, nhân viên, học sinh khai thác tài nguyên mạng phục vụ cho các hoạt động giáo dục hàng năm.

Nhà trường có đủ khu sân chơi, bãi tập, khu để xe, khu vệ sinh và hệ thống thoát nước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Thư viện của nhà trường đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của giáo viên và học sinh, hằng năm thư viện được bổ sung thêm sách, báo, tài liệu.

Nhà trường có đủ bộ thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu báo cáo tự đánh giá trường tiểu học (Trang 33 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)