DỰ PHÕNG ĐỘT QUỲ

Một phần của tài liệu QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não - HoaTieu.vn (Trang 30 - 32)

1. Dự phòng tiên phát

Dự phòng tiên phát đối với những ngƣời chƣa bị đột quỳ, gồm những biện pháp nhƣ dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, điều trị rối loạn lipid máu bằng statin, cai thuốc lá và tập thể dục. Hƣớng dẫn AHA/ASA năm 2011 về dự phòng đột quỳ tiên phát nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp thay đổi lối sống để làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đƣợc, những ngƣời theo lối sống lành mạnh có nguy cơ đột quỳ thấp hơn 80% so với những ngƣời không theo lối sống nói trên [4; 8].

Nhìn chung, giá trị của aspirin trong dự phòng tiên phát dƣờng nhƣ không chắc chắn nên không khuyến cáo đối với những ngƣời có nguy cơ thấp và chỉ dùng cho những ngƣời có t nhất 6 - 10% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong vòng 10 năm [8].

Tuy nhiên, aspirin liều thấp có thể có lợi trong dự phòng đột quỳ cho phụ nữ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng giả dƣợc đã chứng minh rằng 100 mg aspirin mỗi ngày giúp giảm 24% nguy cơ đột quỳ não do thiếu máu và không làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỳ do xuất huyết [46].

2. Dự phòng thứ phát

- Bệnh nhân bị đột quỳ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nên kiểm tra bệnh tiểu đƣờng và béo phì và hội chứng ngƣng thở khi ngủ,

- Bệnh nhân bị đột quỳ không rõ nguyên nhân nên theo dõi lâu dài để xác định cơn rung nhĩ,

29

- Với bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K: nếu có điều kiện thì thay thế bằng các thuốc chống đông đƣờng uống mới nhƣ dabigatran, apixaban, rivaroxaban,

- Không cần thiết phải đóng lỗ bầu dục ở những ngƣời không bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dƣới (để đề phòng tắc mạch nghịch thƣờng),

- Không có bằng chứng làm tăng HDL-C của niacin, fibrat nên không khuyến cáo sử dụng.

- Điều trị kháng tiểu cầu kép (aspirin và clopidogrel) an toàn và hiệu quả trong việc giảm tái phát đột quỳ và các biến cố mạch máu khác (cơn thiếu máu não thoáng qua [TIA], hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim) ở những bệnh nhân bị đột quỳ thiếu máu cục bộ cấp t nh hoặc TIA và không làm tăng có ý nghĩa biến cố chảy máu nặng [48; 49; 50].

- Đối với những bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỳ do h p động mạch cảnh không có triệu chứng: tùy thuộc vào bệnh lý đi kèm, tuổi thọ và mong muốn của từng bệnh nhân để xác định liệu điều trị nội khoa đơn thuần hay tái thông động mạch cảnh bằng can thiệp hoặc phẫu thuật.

30

PHẦN III XUẤT HUYẾT NÃO

CHƢƠNG I TỔNG QUAN

Một phần của tài liệu QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não - HoaTieu.vn (Trang 30 - 32)