Bài học về chất lượng và xây dựng giá trị thương hiệu.

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược của huyndai (Trang 65 - 66)

2. Chiến lược quảng cáo hiệu quả: Để thu hút thêm nhiều khách đến các cửa hàng

4.3.2 Bài học về chất lượng và xây dựng giá trị thương hiệu.

Vào những thập niên 80-90 Hyundai chưa được đánh giá cao trên trị trường quốc tế và “chất lượng” chính là lý do kiềm hãm sự phát triển của Hyundai. Một bài học đau thương từ chiếc Excel đã làm cho Hyundai bị coi là một hãng xe hạng bét trong nhiều năm dài tại Mỹ.Chính điều đó đã thôi thúc chủ tịch của Hyundai là Chung Mong Koo phải thay đổi quan điểm chất lượng và coi “ chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn đối với một công ty”.

Kể từ đó Hyundai đã có một bước tiến vượt bậc, học tập từ Toyota đã vượt qua định kiến của người tiêu dùng khi phát minh ra quy trình sản xuất Kaizen, có nghĩa là “Liên tục cải tiến”, Hyundai đã nhanh chóng xây dựng hình ảnh mới cho mình nhờ chiến lược “Làm cho tốt”. Nhờ đó, tạp chí tiêu dùng Consumer Reports đã trao cho chiếc Sonata của Hyundai danh hiệu chiếc xe đáng tin cậy nhất ở Mỹ.

Không những đặt chất lượng lên hàng đầu, hãng xe của Hàn quốc còn vươn lên cạnh tranh gay gắt với các hãng xe Nhật Bản trong việc phát triển công nghệ và thiết kế và luôn luôn cố gắng đưa những tính năng đặc biệt vào sản phẩm để tăng sự cạnh tranh.

Sư lột xác của Hyundai về chất lượng sản phẩm cùng với những chiến dịch Marketing hiệu quả cộng với thành công vang dội của “ Bảo an Hyundai” đã xây dựng cho Hyundai một giá trị thương hiệu có uy tín trong con mắt người tiêu dùng Hoa Kỳ, nhưng ở Nhật Bản Hyundai vẫn chưa xây dựng được một chiến lược để làm tăng giá trị thương hiệu của mình, ở đất nước mặt trời mọc, một hãng xe Hàn Quốc không thể sánh với các thương hiệu khác được, và có thể “chất lượng” cũng sẽ là chìa khóa cho bài toán khó thì sao.

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược của huyndai (Trang 65 - 66)