Chuyển sang chiến lược đa khu vực vào cuối những năm

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược của huyndai (Trang 32 - 37)

Việc thực hiện chiến lược đa khu vực liên quan đến quyết định thống nhất các hoạt động về sản phẩm và sản xuất ở khu vực Đông Nam Á. Hyundai đã tạo ra một chiếc xe duy nhất, ra mắt ở Ấn Độ vào năm 1998 và năm sau ở Indonesia và Thái Lan. Một cơ cấu tổ chức được hình thành dựa trên ba khu vực: Châu Á, Bắc - Nam Mỹ và châu Âu. Hyundai đã có những tiến bộ đáng kể trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi sự nỗ lực phối hợp hoạt động với các công ty con khắp các nước Châu Á, phân chia lao động hợp lý và liên kết các nhà máy Ấn Độ và Indonesia thành mạng lưới cung cấp toàn cầu các bộ phận cấu tạo xe.

Bên cạnh đó, Huyndai tiếp tục mở rộng những thị trường mà nó đã thâm nhập và có một sức ảnh hưởng nhất định thông qua việc xuất khẩu, và dựa trên doanh thu và mạng lưới dịch vụ hậu mãi có sẵn để đầu tư cải tiến sản phẩm.

Ở khu vực Đông Nam Á, Huyndai bắt đầu đưa vào sản xuất và bán những chiếc xe chuyên biệt được thiết kế dành riêng cho thị trường Châu Á dựa trên mẫu mã Hàn Quốc, điều này giúp Huyndai tận dụng tối đa những bộ phận có sẵn đồng thời tạo cho Huyndai một bước

nhảy đột phá trong thị trường nội địa. Cuối năm 1996, Huyndai cho xây dựng một nhà máy sản xuất lớn nhất tại Chennai, Ấn Độ, nhà máy được đầu tư gần 1,1 tỷ đô tính đến năm 2001. Dự án ở Ấn Độ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên của dự án hoàn thành vào năm 1998, với sức sản xuất hàng năm lên đến 120,000 đơn vị, trong giai đoạn này Huyndai sản xuất loại xe Accents 1300cc và 1500cc. Vào khoảng năm 2011, giai đoạn thứ 2 của dự án sẽ hoàn thành khi Huyndai tung ra mẫu xe mới tại thị trường Ấn Độ. Nhà máy Chennai cũng bao gồm các cửa hàng động cơ, bộ phận dẫn truyền, bộ phận nén, khung sườn, sơn, lắp ráp, nhựa ép.Huyndai cũng lên kế hoạch xây dựng trung tâm R&D và trung tâm kiểm tra sản phẩm trong nhà máy. Những phương tiện này cho phép Chennai tự sản xuất xe hơi để đáp ứng những nhu cầu địa phương.

Huyndai đang hoà nhịp với xu hướng phát triển của thế giới, mở rộng, và dần lọt vào top dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Đặc biệt, 16 nhà cung cấp của Huyndai ở Hàn Quốc sẽ liên kết với các nhà cung cấp gần nhà máy Chennai, Ấn Độ. Những nhà cung cấp cũng phải đối mặt với áp lực duy trì và giảm chi phí để giảm bớt chi phí lắp ráp. Song song với việc toàn cầu hóa sản xuất, các nhà lắp ráp và cung cấp cũng hướng đến việc tái định vị sản xuất bằng cách giảm chi phí lao động như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Chiến lược đầu tư của các nhà cung cấp hướng đến những khách hàng dễ ảnh hưởng, được hỗ trợ bởi Huyndai, và hướng đến việc đa dạng hóa khách hàng quốc tế. Trở thành nguồn cung toàn cầu là nét chủ đạo của Huyndai. Nhà máy Huyndai Ấn Độ xuất khẩu xe hơi và những bộ phận chính như động cơ và bộ phận dẫn truyền cho nhà máy KD và các nước láng giềng Đông Nam Á.

Chiến lược mới của Huyndai đã hướng Huyndai đến một hình ảnh mới dựa trên cơ sở toàn cầu hóa.Trong dự án xe Châu Á ,Huyndai dự định mở rộng sang thị trường Trung Quốc. Trong lĩnh vực xe khách, Trung Quốc cho phép 3 cơ sở sản xuất nhỏ và 3 cơ sở sản xuất lớn: cty TNHH SAW-Citroen, cty TNHH FAW-Volkswagen, cty TNHH Shanghai Volkswagen, cty TNHH Sino- American Beijing Jeep, cty TNHH Tianjin Dafa Auto, và cty TNHH Guangzhou Peugeot.

Theo chính sách của Trung Quốc, Huyndai có rất ít cơ hội để xây dựng nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty đã liên doanh để sản xuất xe buýt nhỏ tại Wuhan. Để có được giấy phép sản xuất xe khách ở Trung Quốc, Huyndai đã thay thế chủ trái phiếu Peugeot, sở hữu 22% trái phiếu của công ty TNHH Guangzhou Peugeot.Guangzhou Peugeot hoạt động trong tình trạng nợ dẫn đến chất lượng kém, chi phí sản xuất cao, và khó cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.Thỏa thuận giữa Huyndai và P.S.A diễn ra.Huyndai xem Trung Quốc như một thị trường nội địa thứ hai. Vì thế, sự thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, cùng với việc cạnh tranh gay gắt trong những thị trường chính đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược đa quốc gia của Huyndai vào Đông Nam Á.

Huyndai đã cố gắng tung dòng xe Châu Á vào năm 1999, cũng như nhận biết được những nước mới nổi tại Đông Nam Á. Trong giai đoạn đầu, nơi sản xuất sẽ được đặt tại Ấn Độ, nhưng trong tương lai sẽ được chuyển sang Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Chiến lược này đặc biệt nhắm vào những nước mới nổi, nơi mà nhu cầu xe hơi tăng 14%/năm, và có thể sẽ là chiến lược chủ chốt trong quá trình toàn cầu hóa của

Huyndai trong những năm 90. Huyndai sản xuất tổng cộng 500,000 đơn vị tại các nhà máy Đông Nam Á trong năm 2005, trong khi kế hoạch sản xuất cho toàn thế giới vào năm 2007 là 225,000 đơn vị. Tại thị trường Châu Âu và Nam Mỹ, Huyndai vẫn tiếp tục duy trì hệ thống xuất khẩu trực tiếp.Sau chiến lược toàn cầu hóa, Huyndai nắm giữ 10% trái phiếu tại các thị trường mới nổi. Trong giai đoạn đầu của dự án xe hơi Châu Á, những công ty địa phương đã tăng 50% và phát triển toàn diện. Vào năm 2005, công ty đã đạt mức 80%. Công ty dự định sẽ phát triển hệ thống mạng lưới toàn cầu tại Đông Nam Á. Vì mục đích này, Huyndai sẽ xây dựng một trụ sở tại khu vực Châu Á để cải thiện hơn nữa mối liên kết toàn cầu.

2.2.10 KẾT LUẬN

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa của Hyundai được đặc trưng bởi quá trình chuyển đổi từ một chiến lược xuất khẩu trên toàn thế giới sang chiến lược đa nội địa dựa trên việc sản xuất ở những khu vực khác nhau, bởi họ biết rằng không thể tiếp tục phụ thuộc vào thị trường nội địa nếu muốn phát triển bền vững và họ có thể sẽ để lỡ những thị trường tiềm năng rộng lớn. Trong quá trình chuyển đổi này, Hyundai đã thực hiện ba chiến lược:

- Hyundai liên tục mở rộng địa điểm sản xuất bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất ở những khu vực bên ngoài. Thông qua chiến lược thị trường mục tiêu, công ty mở rộng việc thâm nhập vào những thị trường bên ngoài mặc cho các rào cản nhập khẩu hoặc tăng chi phí bán phá giá.

- Đối với các thị trường trọng điểm,Huyndai tổ chức các chiến lược xuất khẩu trực tiếp. Để tăng chất lượng, Huydai cho xây dựng những nhà máy hiện đại với công nghệ mới nhất và tái tổ chức cơ cấu.

- Trong quá trình chuyển đổi sang công ty đa nội địa, Hyundai đã phát triển dòng xe Châu Á bằng cách xây dựng một nhà máy mới tại Ấn Độ.

Sự thành công và động lực cho việc nâng cao vị trí của Hyundai trên thị trường xe hơi thế giới phần lớn là do sự cạnh tranh của những công ty bên ngoài. Tuy nhiên, Hyundai cũng phải đối mặt với những thách thức lớn:

- Mục tiêu của việc thâm nhập qua nhà máy KD là tòan thị trường Châu Á, nhưng điều này lại làm cho sự cạnh tranh của ô tô Hàn Quốc và các nhà sản xuất Đông Nam Á ngày càng trở nên gay gắt. Để có được những thị trường này, Huyndai cần những thử thách mang tính chiến lược.Để phản ứng với sự tăng trưởng của Châu Á, Huyndai cần trang bị các thiết bị tối tân và một phong cách quản trị hiện đại tại các nhà máy ở Châu Á.

- Mặc cho áp lực toàn cầu hóa, chiến lược tìm nguồn cung ứng toàn cầu và nội địa hóa vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Rõ ràng, nhiệm vụ chủ yếu là để kích thích thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp quốc tế. Có thể, Huyndai cần phải đảm bảo nguồn cung trong nước từ những nhà cung cấp Đông Nam Á.

- Để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt về doanh số bán hàng trong thị trường trọng điểm, Hyundai nên có những nỗ lực hết sức trong việc cải tiến công

nghệ và chất lượng. Chất lượng và công nghệ cao là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn. Công ty cũng cần phải cải thiện hình ảnh của mình, khi mà trong thị trường xuất khẩu chính Huyndai là một hãng xe chất lượng kém. Hyundai có thể thành công khi phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng.

Hiện vẫn chưa rõ, Hyundai có thể hành động với các thách thức của nó một cách hiệu quả hay không. Hyundai đang đứng tại một điểm giao quan trọng trong việc toàn cầu hóa.Việc toàn cầu hóa của Hyundai phụ thuộc vào tính hiệu quả của mạng lưới nguồn cung ứng toàn cầu và cách quản trị nhân sự.Khó có thể dự đoán đươc tương lai của Huyndai.

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược của huyndai (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w