QUAN HỆ GIỮA GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 10/2014 (Trang 28)

6

thành công cho những sáng kiến đổi mới; nó quan trọng chẳng kém gì yếu tố khoa học và công nghệ của những dự án ấy.

Không có mô hình nào tốt nhất cho việc đẩy mạnh quan hệ nhà trường doanh nghiệp hay cho việc thúc đẩy thương mại hóa và áp dụng những kết quả nghiên cứu do ngân sách công tài trợ. Những kiểu liên kết nào thì thành công, những kênh chuyển giao và thiết lập quan hệ đối tác nào nên có, là điều phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh cụ thể. Bối cảnh quốc gia rất quan trọng, nhưng bối cảnh khu vực và toàn cầu cũng quan trọng không kém. Suwanwela (2008: 31) nêu ra một điểm rất đáng chú ý:

“Mức tăng rất nhanh của giá cả những thứ hàng hóa công nghệ cao như thuốc men, năng lượng, công cụ và dịch vụ đã tạo ra khoảng cách ngày càng rộng giữa những nước sản xuất và xuất khẩu tri thức với những nước nhập khẩu tri thức. Quyền sở hữu trí tuệ dẫn tới độc quyền và quyền định giá bán. Tối đa hóa lợi nhuận đã dẫn đến việc giá bán được định ra theo nhu cầu về sản phẩm và khả năng trả tiền của người cần nó. Nếu cần đến công nghệ, các nước nhập khẩu tri thức sẽ phải mua với giá cao bằng nguồn lực hạn chế của họ.” Giới hàn lâm thường lập ra các mạng lưới, các nhóm, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy kế hoạch nghiên cứu và hành động trong lĩnh vực chuyên ngành của họ, một hành động có rất ít hoặc hầu như không có lợi ích tài chính gì trước mắt. Các trường ĐH lập ra các liên minh, các tập hợp không chỉ nhằm vào những lợi ích về mặt tài chính mà còn hỗ trợ nhau thúc đẩy những lĩnh vực phát triển cốt yếu như y khoa chẳng hạn. Thông qua cạnh tranh, các trường tăng cường nguồn lực và uy tín. Thông qua hợp tác, họ có thể xây dựng thế mạnh và bù đắp chỗ yếu nhờ vào xây dựng những quan hệ đối tác thành công trong giảng dạy và nghiên cứu.

6.1. Mối liên hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu

Phân tích mối liên hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu không chỉ là một nhiệm vụ phức tạp về mặt kỹ thuật mà còn là một việc gây áp lực, lo lắng gắn với nhiều họa âm chính trị và lợi ích. Hầu như không ai nghi ngờ gì về vai trò cốt yếu của trường ĐH trong nền kinh tế tri thức và có nhiều gợi ý cho rằng mỗi nước nên có ít ra là một vài trường ĐH nghiên cứu mạnh. Tuy nhiên, liệu các trường ĐH có cần phải theo đuổi việc nghiên cứu cũng như nghĩa vụ dạy học bắt buộc hay không thì lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.

Nguyen (2008), rút ra từ Trowler and Wareham (2007), đã tóm lược những điểm mạnh và yếu của mối liên hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu. Bảy khía cạnh trong mối quan hệ này được Trowler and Wareham(2007) nêu ra như trong Bảng 3.

Bảng 3. Các khía cạnh trong mối liên hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu

Ý nghĩa của mối

liên hệ Thực tế hay kinh nghiệm Lợi ích gợi ý Rối loạn chức năng khả dĩ

Một phần của tài liệu Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 10/2014 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)