nhà cách mạng tiền bối ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tôn Trung Sơn, người thầy của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, một vĩ nhân của lịch sử loài người, được các nhà cách mạng Việt Nam và nhân dân Việt Nam tôn kính từ đầu thế kỷ XX. Học thuyết cách mạng của ông đã được phổ biến ngày càng rộng rãi ở Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc trong các trào lưu tư tưởng cách mạng Việt Nam nhất là giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong quá trình hình thành tư tưởng cách mạng và Chủ nghĩa Tam dân, ông đã 5 lần đến Việt Nam nghiên cứu đời sống của người dân Việt Nam dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp, tiếp xúc với cộng đồng người Hoa. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã tiếp xúc với một số chí sỹ Việt Nam yêu nước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh,… Có thể thấy, ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành đường lối cứu nước, đường lối cách mạng của Việt Nam, mở ra lối thoát cho cách mạng Việt Nam trong thời kỳ bế tắc. Ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân vừa có tác động đến nhóm những nhà yêu nước Việt Nam theo đường lối cải cách, cải lương, vừa có tác động đến những nhà yêu nước Việt Nam theo đường lối cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Quốc tế Cộng sản. Tinh thần, ý chí cách mạng của Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân của ông đã cổ vũ tích cực cho phong trào cách mạng Việt Nam lúc đó.