Hành động phòng ngừa

Một phần của tài liệu TCVN ISO/TS 16949:2011 (Trang 31 - 32)

8. Đo lường, phân tích và cải tiến 1 Khái quát

8.5.3.Hành động phòng ngừa

TCVN ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu Hành động phòng ngừa

Tổ chức phải xác định hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa được tiến hành phải tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn.

Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với

a) việc xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng;

b) việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp;

c) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết;

d) hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện (xem 4.2.4); và e) việc xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa đã thực hiện.

Phụ lục A

(Quy định)

Kế hoạch kiểm soát A.1 Các giai đoạn của kế hoạch kiểm soát

Kế hoạch kiểm soát phải bao gồm 3 giai đoạn riêng biệt, khi thích hợp.

a) Sản xuất thử: mô tả các phép đo kích thước, phép thử nguyên vật liệu và tính năng sẽ diễn ra trong quá trình sản xuất thử. Nếu có yêu cầu của khách hàng, tổ chức phải có kế hoạch kiểm soát sản xuất thử.

b) Tiền sản xuất: mô tả các phép đo kích thước, phép thử nguyên vật liệu và tính năng xảy ra ra sau khi sản xuất thử và trước quá trình sản xuất hoàn chỉnh. Tiền sản xuất được xác định là một giai đoạn sản xuất trong quá trình tạo sản phẩm có thể cần sau khi xây dựng sản xuất thử.

c) Sản xuất: hệ thống tài liệu về các đặc trưng của sản phẩm/quá trình, kiểm soát quá trình, hệ thống phép đo và phép thử diễn ra trong quá trình sản xuất đại trà.

Mỗi phụ tùng phải có một kế hoạch kiểm soát, nhưng trong nhiều trường hợp, các kế hoạch kiểm soát điển hình có thể bao quát nhiều phụ tùng được sản xuất tương tự nhau sử dụng một quá trình chung.

Kế hoạch kiểm soát là một đầu ra của kế hoạch chất lượng

Một phần của tài liệu TCVN ISO/TS 16949:2011 (Trang 31 - 32)