Theo dõi và đo lường các quá trình chế tạo

Một phần của tài liệu TCVN ISO/TS 16949:2011 (Trang 27 - 28)

8. Đo lường, phân tích và cải tiến 1 Khái quát

8.2.3.1. Theo dõi và đo lường các quá trình chế tạo

Tổ chức phải tiến hành các nghiên cứu quá trình về tất cả các quá trình chế tạo mới (gồm cả việc lắp ráp hay lập trình tự thực hiện) để kiểm tra xác nhận năng lực quá trình và cung cấp đầu vào bổ sung cho việc kiểm soát quá trình. Khi thích hợp, kết quả của nghiên cứu quá trình phải được lập thành văn bản cùng các quy định kỹ thuật đối với các phương thức sản xuất, phép đo và phép thử và hướng dẫn bảo dưỡng. Những tài liệu này phải gồm các mục tiêu đối với năng lực, độ tin cậy, khả năng bảo dưỡng và tính sẵn có của quá trình chế tạo cũng như các chuẩn mực chấp nhận.

Tổ chức phải duy trì năng lực hay việc thực hiện quá trình chế tạo theo quy định của các yêu cầu đối với quá trình phê duyệt phụ tùng của khách hàng. Tổ chức phải đảm bảo việc thực hiện kế hoạch kiểm soát và lưu đồ quá trình, bao gồm việc tuân thủ quy định về

- kỹ thuật đo,

- phương án lấy mẫu, - chuẩn mực chấp nhận, và

- kế hoạch xử lý khi không đáp ứng chuẩn mực chấp nhận.

Phải lưu hồ sơ các sự kiện quá trình quan trọng, như thay đổi công cụ hoặc sửa chữa máy móc. Tổ chức phải đề xuất kế hoạch xử lý từ kế hoạch kiểm soát các đặc trưng không ổn định hoặc không có khả năng thống kê. Những kế hoạch này phải bao gồm việc chặn sản phẩm và kiểm tra 100% khi thích hợp. Sau đó, tổ chức phải có một kế hoạch hành động khắc phục, chỉ rõ thời gian cụ thể và ấn định trách nhiệm để đảm bảo rằng quá trình trở nên ổn định và có đủ khả năng. Các kế hoạch phải được khách hàng xem xét và thông qua khi cần.

Tổ chức phải duy trì hồ sơ về thời hạn hiệu lực của các thay đổi của quá trình.

Một phần của tài liệu TCVN ISO/TS 16949:2011 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)