kho ng cách ả Hoạt động
B.3.3. Lấy mẫu thống kê
Nếu quyết định sử dụng lấy mẫu thống kê, thì phương án lấy mẫu nên dựa vào các mục tiêu đánh giá và những điều đã biết về các đặc trưng của toàn tổng thể từ đó mẫu được lấy.
- Thiết kế lấy mẫu thống kê sử dụng quá trình chọn mẫu theo lý thuyết xác suất. Lấy mẫu định tính được sử dụng khi chỉ có thể có hai kết quả cho mỗi mẫu (ví dụ như đúng/sai hoặc đạt/không đạt). Lấy mẫu định lượng được sử dụng khi kết quả về mẫu nằm trên một phạm vi liên tục.
- Phương án lấy mẫu cần tính toán xem các kết quả được kiểm tra là định tính hay định lượng. Ví dụ, khi xem xét đánh giá sự phù hợp của các biểu mẫu hoàn chỉnh với các yêu cầu đặt ra trong một thủ tục, có thể sử dụng phương pháp định tính. Khi kiểm tra sự xuất hiện của các sự cố về an toàn thực phẩm hoặc số lượng các vi phạm an ninh, thì phương pháp định lượng có thể sẽ thích hợp hơn. - Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phương án lấy mẫu đánh giá là:
- quy mô của tổ chức;
- số lượng chuyên gia đánh giá có năng lực; - tần suất của các cuộc đánh giá trong năm; - thời gian của cuộc đánh giá riêng lẻ; - độ tin cậy bên ngoài cần thiết.
- Khi xây dựng phương án lấy mẫu thống kê, mức độ rủi ro của việc lấy mẫu mà chuyên gia đánh giá sẵn sàng chấp nhận là một xem xét quan trọng. Điều này thường được gọi là độ tin cậy chấp nhận được. Ví dụ, rủi ro của việc lấy mẫu là 5% tương ứng với một độ tin cậy chấp nhận được là 95%. Rủi ro của việc lấy mẫu là 5% có nghĩa là chuyên gia đánh giá sẵn sàng chấp nhận rủi ro là 5 trong số 100 (hoặc 1 trong số 20) của các mẫu được kiểm tra sẽ không phản ánh giá trị thực tế có thể thấy được nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể.
- Khi sử dụng lấy mẫu thống kê, chuyên gia đánh giá cần lập thành văn bản công việc được thực hiện một cách thích hợp. Điều này cần bao gồm mô tả tổng thể dự kiến sẽ lấy mẫu, chuẩn mực lấy mẫu được sử dụng để xem xét đánh giá (ví dụ mẫu có thể chấp nhận được là gì), các tham số và phương pháp thống kê được vận dụng, số mẫu được xem xét đánh giá và kết quả thu được.