Nhật Bản Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái tuy đều là hai tác phẩm viết bằng chữ Hán, nhưng cách sử dụng chữ Hán ở hai tác phẩm đã thể hiện nhiều nét khác biệt. Trong Linh dị ký, tác giả đã
sử dụng Hán văn với nhiều biến thể.
Trong Nhật Bản Linh dị ký, hiện tượng “phá cách” khi dùng
“tại” và “hữu” đã là hiện tượng thường thấy. Đối với Lĩnh Nam
chích quái hiện tượng này có ít hơn. Điều này có thể được giải
thích bằng thời gian xuất hiện của hai tác phẩm có khoảng cách rất xa nhau.
KẾT LUẬN
Nhật BảnLinh dị ký và Lĩnh Nam chích quái đều là hai tác
phẩm truyện ký có giá trị của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Dù có sự cách biệt lớn về khoảng cách thời gian cũng như không gian, nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích những đặc điểm độc đáo có ở hai tác phẩm cả ở mặt giá trị nội dung cũng như hình thức tác phẩm. Những giá trị văn hóa đặc sắc ở hai tác phẩm cũng thể hiện nét tương đồng về văn hóa vốn có ở hai nước Việt Nam và Nhật Bản, hai nước nằm trong ảnh hưởng Hán học có từ lâu đời. Nghiên cứu cũng chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ văn tự
Hán được thể hiện thông qua văn bản Linh dị ký và Lĩnh Nam chích
quái.
Linh dị ký ra đời vào thế kỷ thứ 8 (787), trong giai đoạn xã hội
“có nhiều bất ổn, nhiều xấu xa ô trọc khiến cho người lương thiện nhiều lúc cảm thấy đau đớn, bất lực. Đồng thời đây là giai đoạn Phật giáo và văn hóa Trung Quốc ồ ạt du nhập vào Nhật Bản. Tác giả Keikan là một nhà sư, ông những mong dùng triết lý từ bi, thuyết nhân quả của đạo Phật để hòng “chỉ ra cho những kẻ còn ngoan cố chưa giác ngộ” con đường về nẻo thiện, cho con người biết sợ làm việc ác mà sống tốt đẹp hơn trên đường đời. Chính vì lẽ đó, Linh dị ký được viết dưới ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo và
văn hóa Trung Quốc. Nhiều tác phẩm chí quái Trung Quốc đời Tấn
- Đường như Sưu thần ký, Nhâm thị truyện, cũng như các truyện kể Phật giáo như Minh báo ký, Kim cương bát nhã tập nghiệm ký… đã có ảnh hưởng đến nội dung, cách xây dựng cốt truyện, motip trong
Linh dị ký.Lĩnh Nam chích quái ra đời vào thế kỷ thứ 15 (1492) do Vũ Quỳnh biên soạn dựa trên nhiều nguồn tư liệu dân gian và tác phẩm của các bậc tiền bối đi trước. Lĩnh Nam chích quái được viết dưới nhiều cảm hứng của lòng yêu nước, khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Điều này thể hiện nhiều qua các câu chuyện về cội nguồn dân tộc (Truyện họ Hồng Bàng), truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm (Truyện Phù Đổng Thiên Vương), tự hào về những địa danh, những sản vật đặc sắc và những anh hùng dân tộc (Truyện Đầm Nhất Dạ, Truyện Bánh Chưng Bánh Dày, truyện Lý
nhiều ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Vũ Quỳnh đã nhắc đến
Sưu thần ký đời Tấn và U quái lục đời Đường. Không chỉ ảnh
hưởng về mặt đề tài, kiểu truyện, các motip truyện trong tác phẩm cũng ảnh hưởng từ một số tác phẩm nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Quốc.Do xuất hiện trong không gian khu vực châu Á thời trung cổ, Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái đều chứa đựng nhiều yếu tố của văn học dân gian, vừa mang đặc trưng của mỗi dân tộc vừa thể hiện đặc điểm chung của văn học dân gian của khu vực và trên thế giới.
Việc nghiên cứu so sánh Nhật Bản linh dị ký với Lĩnh Nam chích quái giúp làm sáng tỏ tính dân tộc trong sự tiếp nhận, cải biến, lưu thông motip, cốt truyện, đề tài từ Trung Quốc ở Việt Nam và Nhật Bản. Đồng thời, góp phần bổ sung những tư liệu cần thiết cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc trong cộng đồng văn học khu vực - một vấn đề cho đến nay hầu như chưa được nhiều các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm chú ý.Đề tài này là cầu nối giúp đẩy mạnh hợp tác, giao lưu, trao đổi giữa các nhà nghiên cứu của Việt Nam với các nhà nghiên cứu trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung, nhằm cung cấp thông tin đa chiều về các hiện tượng đặc sắc trong nghiên cứu văn học dân gian ở các nước, giúp chúng ta tìm hiểu rõ ràng hơn về cơ tầng chiều sâu văn hóa các nước.
References