0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Năng lực chung của trưởng đoàn đánh giá

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 19011:2018 (Trang 27 -27 )

7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá 1 Khái quát

7.2.3.4 Năng lực chung của trưởng đoàn đánh giá

Để giúp tiến hành có hiệu lực và hiệu quả cuộc đánh giá, trưởng đoàn đánh giá cần có năng lực trong việc:

a) lập kế hoạch đánh giá và phân công nhiệm vụ đánh giá theo năng lực cụ thể của các thành viên trong đoàn đánh giá;

b) thảo luận các vấn đề về chiến lược với lãnh đạo cao nhất của bên được đánh giá để xác định liệu họ có xem xét những vấn đề này khi đánh giá mức độ rủi ro và cơ hội của họ hay không;

c) xây dựng và duy trì mối quan hệ làm việc hợp tác giữa các thành viên trong đoàn đánh giá; d) quản lý quá trình đánh giá, bao gồm:

- sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình đánh giá;

- quản lý sự không chắc chắn trong việc đạt được các mục tiêu đánh giá;

- bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các thành viên trong đoàn đánh giá trong quá trình đánh giá, bao gồm cả việc đảm bảo các chuyên gia đánh giá tuân thủ các sắp đặt liên quan về sức khỏe, an toàn, an ninh;

- định hướng cho các thành viên trong đoàn đánh giá;

- đưa ra định hướng và chỉ dẫn cho các chuyên gia đánh giá tập sự;

- ngăn ngừa và giải quyết các xung đột và các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình đánh giá, kể cả trong nội bộ đoàn đánh giá, nếu cần.

e) đại diện cho đoàn đánh giá trao đổi thông tin với (các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá, khách hàng đánh giá và bên được đánh giá;

f) dẫn dắt đoàn đánh giá đạt được kết luận đánh giá; g) chuẩn bị và hoàn thành báo cáo đánh giá.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 19011:2018 (Trang 27 -27 )

×