Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 (Trang 25 - 26)

7 Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá 1 Khái quát

7.2.3.2Kiến thức và kỹ năng chung của chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý

Chuyên gia đánh giá cần có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực được nêu dưới đây.

a) Các nguyên tắc, quá trình và phương pháp đánh giá: kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá đảm bảo các cuộc đánh giá được thực hiện một cách nhất quán và có hệ thống.

Chuyên gia đánh giá cần có khả năng:

- hiểu về các loại rủi ro và cơ hội liên quan đến đánh giá và các nguyên tắc của cách tiếp cận dựa trên rủi ro đối với đánh giá;

- hoạch định và tổ chức công việc một cách hiệu lực; - thực hiện đánh giá trong khoảng thời gian đã thống nhất; - ưu tiên và chú trọng vào các vấn đề quan trọng;

- trao đổi thông tin có hiệu lực, bằng lời và văn bản (tự thực hiện hoặc thông qua việc sử dụng phiên dịch);

- thu thập thông tin thông qua phỏng vấn, nghe, quan sát và xem xét một cách hiệu lực thông tin dạng văn bản, kể cả các hồ sơ và dữ liệu;

- hiểu về sự thích hợp và hệ quả của việc sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu để đánh giá; - hiểu và xem xét các ý kiến của chuyên gia kỹ thuật;

- đánh giá một quá trình từ bắt đầu đến kết thúc, bao gồm cả các mối tương quan với các quá trình và các chức năng khác, nếu thích hợp;

- kiểm tra xác nhận sự liên quan và tính chính xác của thông tin thu thập được;

- xác nhận sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng đánh giá để hỗ trợ các phát hiện và kết luận đánh giá;

- đánh giá những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy của các phát hiện và kết luận đánh giá; - lập thành văn bản các hoạt động và các phát hiện đánh giá và chuẩn bị báo cáo;

- giữ bí mật và an ninh thông tin.

b) Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và các chuẩn mực khác; kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá hiểu phạm vi đánh giá và áp dụng các chuẩn mực đánh giá và cần bao gồm:

- các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc các tài liệu quy định hoặc tài liệu hướng dẫn/hỗ trợ khác được sử dụng để thiết lập chuẩn mực hoặc phương pháp đánh giá;

- việc áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của bên được đánh giá và các tổ chức khác; - các mối quan hệ và tương tác giữa các quá trình của (các) hệ thống quản lý;

- hiểu tầm quan trọng và tính ưu tiên của các tiêu chuẩn hay các chuẩn quy chiếu;

- áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các chuẩn tham chiếu cho các tình huống đánh giá khác nhau.

c) Tổ chức và bối cảnh của tổ chức: kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá hiểu cơ cấu, mục đích và thực tế quản lý của bên được đánh giá và bao gồm:

- nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm có liên quan ảnh hưởng đến hệ thống quản lý; - loại hình tổ chức, hình thức quản trị, quy mô, cơ cấu, chức năng và các mối quan hệ;

- khái niệm chung về kinh doanh và quản lý, các quá trình và thuật ngữ liên quan, bao gồm việc hoạch định, lập ngân sách và quản lý nhân sự;

- các khía cạnh văn hóa, xã hội của bên được đánh giá.

d) Các yêu cầu luật định và chế định hiện hành và các yêu cầu khác được áp dụng: kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này giúp chuyên gia đánh giá nhận thức và làm việc trong khuôn khổ những yêu cầu của tổ chức. Kiến thức và kỹ năng cụ thể về tư pháp hoặc về hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ của bên được đánh giá cần bao trùm:

- các yêu cầu luật định và chế định và các cơ quan quản lý; - thuật ngữ pháp lý cơ bản;

- hợp đồng và trách nhiệm pháp lý.

CHÚ THÍCH: Nhận thức về các yêu cầu luật định và chế định không hàm ý chuyên môn về pháp lý và việc đánh giá hệ thống quản lý không nên được coi là đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu luật pháp.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 (Trang 25 - 26)