Những sai sót và cách xử lý

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN kỹ THUẬT cắt LẠNH TRÊN mô BỆNH học (Trang 30 - 47)

Lỗi Nguyên nhân Xử lý

Sinh thiết lấy trượt hoặc không đủ

- Sai sót trong quá trình lấy sinh thiết và cắt lọc

- Đối chiếu với lâm sàng để xử lý

Mảnh cắt dày mỏng không đều

- Nhiệt độ làm lạnh chưa phù hợp

- Nước đá tích tụ trên dao - Quay tay không đều hoặc

tốc độ quay chưa chính xác

- Dao hoặc mẫu gắn không chặt

- Dao cùn

- Góc dao cắt lớn - Mẫu rời khỏi mâm

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với mô

- Lau khô dao

- Điều chỉnh tốc độ và quay đều tay

- Kiểm tra và gắn lại dao và mẫu

- Điều chỉnh phần cắt hoặc thay dao

- Điều chỉnh góc dao hợp lí - Gắn lại bằng gel trên mâm

ấm (ở nhiệt độ thường)

Mảnh cắt bị rách, xước

- Nhiệt độ quá thấp

- Dao bám bụi, bẩn, nước đá hoặc dao cùn, xước - Phần cứng trong mô - Chổi lông quá cứng - Kỹ thuật chưa tốt

- Điều chỉnh nhiệt độ - Làm sạch hoặc thay dao - Cắt sâu hơn (nếu có thể)

Mảnh cắt nứt, vụn

- Nhiệt độ mô quá thấp - Dao cùn - Độ dày cắt quá mỏng - Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp - Điều chỉnh phần cắt hoặc thay dao - Điều chỉnh độ dày cắt

Mảnh cắt bị cuộn - Mảnh cắt, dao tích điện - Nhiệt độ chưa đủ lạnh - Dao cùn - Góc dao - Sử dụng chổi để giữ - Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp - Điều chỉnh phần cắt hoặc thay dao - Điều chỉnh góc dao hợp lí Sương giá thành buồng và máy cắt

- Buồng lạnh tiếp xúc với không khí bên ngoài

- Đóng kín cửa sổ trượt - Bảo đảm độ ẩm thấp của không khí trong phòng Quá trình cắt phát ra tiếng - Nhiệt độ không đủ lạnh - Dao hoặc mẫu gắn không

chặt - Dao cùn - Góc dao lớn

- Mô cứng, khó cắt, trong mô có thành phần vôi hóa hoặc do bụi bẩn

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

- Gắn lại dao và mẫu

- Điều chỉnh phần cắt hoặc thay dao

- Điều chỉnh góc dao hợp lí - Giảm độ dày cắt, giảm

diện cắt Đầu gắn mẫu bị

kẹt

- Phần dưới mâm ẩm tạo tinh thế băng

- Sử dụng cồn tuyệt đối

Nhiệt độ không đủ làm lạnh

- Lỗi thiết bị

- Nhiệt độ môi trường xung quanh cao

- Hệ thống thông khí bị bẩn

- Liên hệ kĩ sư

- Điều chỉnh nhiệt độ xung quanh - Làm sạch hệ thống Cản trở khi quay tay - Ma sát trong hệ thống máy cắt

- Tra dầu vào khe và trải đều bằng tay quay

Hơi nước trên

dao và thanh giữ - Chổi quá ấm

- Chỉ sử dụng chổi hoặc khăn lạnh

- Nên đặt dụng cụ ở trong buồng lạnh

Tiêu bản bị bong

- Tính chất của mô hoặc thao tác mạnh tay

- Lam không đạt tiêu chuẩn

- Thao tác nhuộm nhẹ nhàng

- Kiểm tra, thay thế lam Tiêu bản không

bắt màu hoặc bắt màu không chuẩn

- Tính chất của mô

- Kỹ thuật nhuộm chưa đạt - Hóa chất kém

- Kiểm tra hoá chất, điều chỉnh kỹ thuật nhuộm hợp lí

7. Các phương pháp nhuộm liên quan

Do yêu cầu về chẩn đoán và quan trọng nhất là thời gian ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh, các cơ sở giải phẫu bệnh thường sử dụng các phương pháp nhuộm nhanh như H&E, xanh Toluidine, Diff – Quick cho tiêu bản từ kỹ thuật cắt lạnh, tùy thuộc vào kinh nghiệm mà mỗi cơ sở lựa chọn phương pháp nhuộm nhanh phù hợp.

7.1. Phương pháp nhuộm H&E:

Nhuộm H&E là phương pháp nhuộm tương phản 2 màu liên tiếp thông dụng để đánh giá nhân và bào tương bằng thuốc nhuộm hematoxylin (nhuộm nhân) và eosin (nhuộm bào tương), đây là phương pháp thông dụng nhất tại đa số các cơ sở, tiêu bản cắt lạnh được nhuộm theo các bước như sau:

• Nhúng nhanh qua cồn tuyệt đối để cố định tiêu bản, để khô. • Nhúng nước.

• Nhúng trong bể Hematoxylin Harris 1 phút. • Rửa nước 30 giây đến 1 phút.

• Soi kính.

• Làm xanh nhân trong lithium carbonate bão hòa 10 đến 15 giây. • Nhúng trong bể Eosin 10 đến 15 giây.

• Rửa nước.

• Khử nước bằng cồn tuyệt đối. • Làm trong bằng xylene.

• Đọc tiêu bản. Kết quả:

• Nhân bắt màu xanh đậm đến xanh đen. • Bào tương bắt màu hồng đến đỏ.

• Hồng cầu bắt màu hồng đậm đến đỏ đậm. • Sợi tạo keo bắt màu hồng nhạt.

Hình 7.2: Tiêu bản nhuộm H&E sinh thiết tức thì thận (độ phóng đại x100) 7.2. Phương pháp nhuộm Diff – Quick (tại Khoa Giải phẫu bệnh lý -

bệnh viện TW Quân đội 108)

Nhuộm Diff – Quick là phương pháp nhuộm nhanh tế bào và mô, được áp dụng cho nhiều loại bệnh phẩm, từ chọc hút kim nhỏ, phiến đồ tế bào học, tinh dịch đồ và cả trong kỹ thuât cắt lạnh. Phương pháp nhuộm này giúp đánh giá chi tiết bào tương tế bào, các giọt lipid, các hạt chế tiết, chất nhầy, các chất ngoại bào như chất nhầy, các sợi keo. Các thành phần như vi khuẩn, nấm cũng dễ dàng phát hiện được bằng phương pháp nhuộm này. Đối với tiêu bản từ kỹ thuật cắt lạnh sẽ được nhuộm theo quy trình sau:

• Nhúng nhanh qua cồn tuyệt đối để cố định tiêu bản, để khô. • Nhúng nước.

• Nhúng nhanh trong dung dịch Diff – Quick I từ 5 đến 10 giây. • Rửa nước.

• Nhúng trong dung dịch Diff – Quick II từ 30 giây đến 1 phút. • Rửa nước.

• Đọc tiêu bản. Kết quả:

• Nhân bắt màu xanh tím. • Bào tương bắt màu hồng.

Hình 7.3: Tiêu bản nhuộm Diff – Quick sinh thiết tức thì tuyến giáp (độ phóng đại x100)

7.3. Phương pháp nhuộm xanh Toluidine (tại Khoa Giải phẫu bệnh - bệnh viện K1)

Nhuộm xanh Toluidine là phương pháp nhuộm một màu cơ bản, toluidine có ái lực cao với thành phần có tính acid trong mô tuy độ tương phản các cấu trúc nhân và bào tương không bằng nhưng thời gian nhuộm được rút ngắn đáng kể so với nhuộm bằng H&E, tiêu bản cắt lạnh được nhuộm theo các bước như sau:

• Nhúng nhanh qua cồn tuyệt đối để cố định tiêu bản, để khô. • Nhúng nước.

• Nhúng trong bể xanh Toluidine từ 10 đến 20 giây. • Rửa nước.

• Đọc tiêu bản. Kết quả:

• Tế bào mastocytes màu tím • Sụn màu tím

• Chất nhầy màu tím/đỏ • Hạt nhân màu xanh lam

Hình 7.4: Tiêu bản nhuộm xanh Toluidine sinh thiết tức thì ung thư da không phải tế bào hắc tố (độ phóng đại x100)

Hình 7.5: Tiêu bản nhuộm xanh Toluidine sinh thiết tức thì tuyến giáp (độ phóng đại x100)

KẾT LUẬN

1. Với lợi thế nhanh, hiệu quả cao trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, kỹ thuật cắt lạnh luôn hỗ trợ đắc lực trong định hướng phẫu thuật, sàng lọc và chẩn đoán lâm sàng, trở thành một kỹ thuật quan trọng bên cạnh kỹ thuật mô bệnh học thường quy. Ngoài ra, kỹ thuật cắt lạnh còn được ứng dụng trong hóa mô miễn dịch và miễn dịch huỳnh quang khi các kháng nguyên bị bất hoạt hoặc bị phá hủy trong lúc cố định mô hoặc quá trình bộc lộ kháng nguyên bằng nhiệt.

2. Cũng như các kỹ thuật khác, kỹ thuật cắt lạnh cũng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố tác động. Làm chủ được kỹ thuật, nghĩa là phải nắm vững nguyên lý, phương pháp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật này là nhiệm vụ quan trọng của KTV. Việc mở rộng kỹ thuật này tới các cơ sở giải phẫu bệnh cùng với nâng cao chất lượng nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác y tế luôn được ưu tiên phát triển nhằm đắp ứng yêu cầu y tế ngày càng cao và trên hết là vì sức khỏe của người bệnh.

Đại học Y Hà Nội, 5.

2. Kim Suvarna, Christopher Layton, John Bancroft (2012). Bancroft Theory and Practice of Histological Techniques - Microtomy: Paraffin and frozen – 7th edition, 7, 133-146.

3. Stephen R. Peters (2010). A Practical Guide to Frozen Section Technique, 5, 97-115.

4. Jerome B. Taxy, Aliya N. Hussain, Anthony G. Montag (2013) Biospy interpretation: The frozen section – 2nd edition, 1, 4-5, 5, 95-120.

5. Jerome B. Taxy, Aliya N. Hussain, Anthony G. Montag (2009) Biospy interpretation: The frozen section, 1, 3-4, 5, 97-115.

6. Gal AA, Cagle PT (2005). "The 100-year anniversary of the description of the frozen section procedure". JAMA, 294.

7. John D. Bancroft (1975). Histochemical techniques – 2nd edition, 4, 20- 47.

8. User Manuals Leica CM1860 IFU 1v6I.

9. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Giải phẫu bệnh- Tế bào học. Số: 5199 /QĐ-BYT(2013), Kỹ thuật cắt lạnh mảnh mô, 228-230.

10. Nguyễn Văn Hưng (2013). Giải phẫu bệnh vi thể lâm sàng. Nhà xuất bản y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

11. Journal of histotechnology (2003). The Art of Embedding Tissue for Frozen Section. Part I: A System for Precision Face Down Cryoembedding of Tissues Using Freezing Temperature-Embedding Well, Vol. 26, No. 1, 11-19.

thiết cắt lạnh trong phẫu thuật – Y Học TP. Hồ Chí Minh – Tập 17 – Phụ bản của số 3.

13. Gephardt GN, Zarbo RJ (1996). Interinstitutional comparison of frozen section consultations. A college of American Pathologists Q – Probes study of 90,538 cases in 461 institutions – Arch Pathol Lab Med, 120 (9), 804-809.

14. Charlotte Winther, Niels Graem (2011). Accuracy of frozen section diagnosis: a retrospective analysis of 4785 cases – APMIS journal, 119 (4-5), 259-262.

được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu, phòng Quản lí và Đào tạo Đại học, Khoa Kỹ Thuật Y Học, các phòng chức năng, bộ môn Giải phẫu bệnh Trường Đại học Y Hà Nội… em đã có cơ hội được học tập, tu dưỡng và rèn luyện các kỹ năng chuyên môn tại trường. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cảm ơn:

- Thầy Nguyễn Hữu Quốc và cô Nguyễn Hương Xuân, những người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp đỡ, trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này.

- Toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị trong Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu.

- Cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho con cả về vật chất và tinh thần.

- Bạn bè và những người thân đã giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô để đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinhviên

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Phòng Đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội. Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi, các nội dung được nêu, hình ảnh thu thập được trong nghiên cứu là có thật, được thu thập tại Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K1 và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm liên quan đến những thông tin mà tôi đưa ra.

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

1. KTV Kỹ thuật viên

2. IEC International Electrotechnical Commission 3. UL Underwriters Laboratories Inc

Hình 3.1: Tổng quan máy cắt lạnh (CM1860 /CM1860 UV Leica) Hình 3.2: Bảng điều khiển 1

Hình 3.3: Đặt thời gian

Hình 3.4: Đặt thời gian rã đông tự động Hình 3.5: Đặt nhiệt độ buồng lạnh Hình 3.6: Kích hoạt bộ phận Peltier Hình 3.7: Thiết lập độ dày cắt Hình 3.8: Bảng điều khiển 2 Hình 3.9: Làm lạnh mẫu Hình 3.10: Điều chỉnh góc dao cắt Hình 5.1: Cắt và dán mảnh mô cắt lạnh

Hình 7.1: Tiêu bản nhuộm H&E sinh thiết tức thì đại tràng (độ phóng đại x100)

Hình 7.2: Tiêu bản nhuộm H&E sinh thiết tức thì thận (độ phóng đại x100)

Hình 7.3: Tiêu bản nhuộm Diff – Quick sinh thiết tức thì tuyến giáp (độ phóng đại x100)

Hình 7.4: Tiêu bản nhuộm xanh Toluidine sinh thiết tức thì ung thư da không phải tế bào hắc tố (độ phóng đại x100)

Hình 7.5: Tiêu bản nhuộm xanh Toluidine sinh thiết tức thì tuyến giáp (độ phóng đại x100)

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

TỔNG QUAN...3

1. Đại cương về xét nghiệm giải phẫu bệnh vi thể...3

2. Tổng quan về kỹ thuật cắt lạnh...4

2.1. Khái niệm...4

2.2. Lịch sử phát triển...4

2.3. Nguyên lý...5

2.4. Tình hình ứng dụng...7

2.5. Vai trò trong giải phẫu bệnh...7

2.6. Ưu nhược điểm của kỹ thuật...8

2.7. Các yếu tố ảnh hưởng...9

3. Sử dụng máy cắt lạnh...12

3.1. Thông số kỹ thuật máy...14

3.2. Vận hành máy cắt lạnh...16

4. Chuẩn bị tiến hành kỹ thuật cắt lạnh...21

4.1. Người thực hiện...21

4.2. Phương tiện, hoá chất...21

4.3. Bệnh phẩm...21

4.4. Phiếu xét nghiệm...23

5. Các bước thực hiện kỹ thuật...23

5.1. Quy trình nhận bệnh phẩm...23

5.2. Cắt lọc bệnh phẩm...24

5.3. Tiến hành cắt lạnh và nhuộm mô...24

5.4. Kết quả...25

7.2. Phương pháp nhuộm Diff – Quick ...31 7.3. Phương pháp nhuộm xanh Toluidine ...33

KẾT LUẬN ...35 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN kỹ THUẬT cắt LẠNH TRÊN mô BỆNH học (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w