Điều trị chảy máu não thất tập trung vào chấm dứt chảy máu, làm giảm giãn não thất, và kiểm soát áp lực trong sọ.
Điều trị đặc hiệu nhằm mục đích giải quyết các nguyên nhân cơ bản như: loại bỏ phình mạch hoặc dị dạng thông động-tĩnh mạch. Các rối loạn đông máu cần được điều trị.
Bệnh nhân có mức độ chảy máu não thất từ trung bình tới nặngcần được theo dõi và điều trị trong khoa hồi sức cấp cứu bằng các biện pháp: kiểm soát đường thở, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, theo dõi và đánh giá tình trạng thần kinh, bộc lộ và thăm khám toàn thân[37].
Các biến chứng nội khoa phổ biến (ví dụ: viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, chảy máu tiêu hóa, tim mạch không ổn định, nhịp tim nhanh trên thất, hạ và tăng natri máu) cần được theo dõi và điều trị phù hợp[30]. Đầu
giường cần được nâng cao ở góc lớn hơn hoặc bằng 300 để làm giảm áp lực trong sọ và nguy cơ sặc phổi. Duy trình tình trạng đẳng thể tích máubằng truyền tĩnh mạch dung dịch tinh thể đẳng trương, và điều trị một cách tích cực bất cứ tình trạng tăng thân nhiệt nào.
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu bằng phương pháp dự phòng huyết khối cơ học. Sử dụng tất nén khíngắt quãng được khuyến cáo cho tới khi nguồn chảy máu được xác định và điều trị như can thiệp nội mạch gây bít tắc túi phình, phẫu thuật kẹp cổ túi phình hoặc lấy bỏ dị dạng thông động-tĩnh mạch. Tại thời điểm này, thuốc dự phòng huyết khối có thể được sử dụng.
Co giật là biến chứng ít gặp của chảy máu não thất, cho nên thuốc chống co giật với mục đích dự phòng không thường xuyên được sử dụng; nhưng nên bắt đầu ngay lập tức nếu co giật xuất hiện.