Xuất một số giải pháp trong việc sử dụng và phát triển thảm thực vật thứ sinh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG bảo vệ NGUỒN nước của các KIỂU THẢM THỰC vật THỨ SINH tại xã hà LÂU,HUYỆN yên TIÊN,QUẢNG NINH (Trang 42 - 46)

3. Nội dung nghiên cứu:

3.5. xuất một số giải pháp trong việc sử dụng và phát triển thảm thực vật thứ sinh

thứ sinh liên quan đến bảo vệ nguồn nước tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.

- Các biện pháp kĩ thuật

Đối với thảm thực vật cây bụi cần tăng cường những biện pháp lỹ thuật để hạn chế suy giảm khả năng trữ nước và hạn chế tối đa quá trình xói mòn: Không trồng rừng trên nền thảm cây bụi cao, vì thảm cây bụi cao có khả năng phục hồi và trữ nước khá tốt. Cường độ xói mòn, hàm lượng chất hữu cơ trong đất và độ ẩm đất có ảnh hưởng qua lại với nhau.

- Các biện pháp về nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ và phát triển thảm thực vật

Nâng cao nhận thức và kiến thức cho người dân về bảo vệ và phát triển thảm thực vật, bảo vệ nguồn nước.

- Các biện pháp về chính sách và quản lý

Xử phạt với những hành vi khai thác rừng, tàn phá thảm cây bụi, thảm cỏ

Nâng cao năng lực quản lí và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo vệ và phối hợp với cộng đồng địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn và phát triển thảm thực vật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Do sự khác nhau về nguồn gốc, phương thức và cường độ tác động của con người, các thảm thực vật khác ở đây đều có mức độ thoái hóa cao (độ che phủ thấp, cấu trúc tầng tán rất đơn giản. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu vật lý của đất trong các thảm thực vật thoái hóa cũng ở mức xấu: tầng mùn và tầng thảm thực mục mỏng, dung trọng cao và độ ẩm thấp.

2. - Trong 3 loại thảm cây bụi thì thảm cây bụi cao có dung trọng dao động trong khoảng 0,95 – 1,27 g/cm3, thảm cây bụi thấp dao động trong khoảng 1.21 - 1.33g/cm3, thảm cỏ dao động trong khoảng 0,87- 1,05g/cm3. Dung trọng của thảm cỏ là thấp nhất nghĩa là thảm cỏ có lượng mùn cao

3. - Độ ẩm: Độ ẩm càng cao thì khả năng thấm nước của đất càng giảm.Ba loại thảm thực vật có độ ẩm dao động từ 15,8 – 27,2. Độ ẩm của thảm cây bụi thấp < thảm cây bụi cao< thảm cỏ cao họ Lúa

4. Khả năng giữ nước của các thảm thực vật thứ sinh có sự biến động rất lớn. Ở độ sâu 30cm đất trong các thảm thực vật thứ sinh có thể trữ được lượng nước như sau:

- Thảm cây bụi cao: 877,09 tấn/ha - Thảm cây bụi thấp : 621,73 tấn/ha - Thảm cỏ cao họ Lúa : 747,71 tấn/ha

5. Trước sự suy thoái và sự suy giarm khả năng trữ nước của một số kiểu thảm thực vật thứ sinh, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường khả năng bảo vệ nguồn nước của thảm thực vật thứ sinh, bảo vệ đất và chống xói mòn ở xã Hà Lâu,huyện Tiên Yên,Quảng Ninh.

- Cần tăng cường những biện pháp kỹ thuật để hạn chế xói mòn - Nghiêm cấm những hành vi khai thác rừng

- Nâng cao nhận thức và kiến thức cho người dân về bảo vệ và phát triển thảm thực vật thứ sinh, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn.

- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo vệ thảm thực vật và phát triển chương trình du lịch sinh thái dể nâng cao đời sống người dân và tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng để nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn nước và chống xói mòn.

Kiến nghị

Áp dụng biện pháp chống xói mòn trên đất có độ dốc từ 20° trở lên. Trong quá trình canh tác lâm nghiệp, cần tăng cường độ che phủ đất. Trong quá trình canh tác, không nên làm giảm độ che phủ của thảm thực vật xuống quá thấp.

Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của thảm thực vật thứ sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý sử dụng tài nguyên nước. Nên các cơ quan quản lý cần tăng cường các chương trình “phủ xanh đất trống , đồi trọc”, “giao đất giao rừng” cho dân để tăng diện tích rừng.

Do thời gian nghiên cứu đề tài còn ngắn, việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên cần được nghiên cứu sâu rộng hơn trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Điển, Phạm Đức Tuấn (2006) “ Ngiên cứu khả năng giữ nước ở một số thảm thực vật ở vùng phòng hộ thủy điện tỉnh Hòa Bình” ,luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Tây”.

2. Đỗ Thị Lan và cộng sự Trương Thành Nam, Nguyễn Đăng cường ( 2010) “ Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng nhầm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định Hóa, Thái Nguyên”.

3. Nguyễn Thị Huyền Trang (2017) “Đánh giá khả năng trữ nước của một số thảm thực vật ở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh”.

4. Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), “Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng tại Núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp

5. Đặng Văn Minh cùng các tác giả (2006) “Giáo trình đất lâm nghiệp” Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Ủy ban nhân dân xã Hà Lâu “Báo cáo công tác quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã Hà Lâu,huyện Tiên Yên”.

7. Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên “Báo cáo quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.

8. Nguyễn Thị An (2014) “Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của đất rừng trồng keo xã thịnh đức, thành phố Thái Nguyên”.

9. Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên (2001), “Nghiên cứu hiệu quả của rừng nuôi dượng nguồn nước”, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc, (Nguyễn Tiến Nghên dịch), Tài liệu tham khảo Bộ môn Lâm sinh, trường Đại học Lâm nghiệp.

10. Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997), “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Thúy Hường (2009), “Ngiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất khác nhau ở huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp

12. Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Yên

13. Thuyết minh Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 xã Hà Lâu huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG bảo vệ NGUỒN nước của các KIỂU THẢM THỰC vật THỨ SINH tại xã hà LÂU,HUYỆN yên TIÊN,QUẢNG NINH (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w