3. Nội dung nghiên cứu:
3.3.1. Khả năng giữ nước trong đất
Việc đánh giá độ ẩm của đất theo tỷ lệ phần trăm (%) chỉ có ý nghĩa tương đối, vì dung trọng đất trong các trạng thái thảm thực vật không giống nhau. Vì vậy, để xác định được lượng nước thực tế trong đất, phải căn cứ vào chỉ tiếu dung trọng của đất (g/cm3).
Công thức tính Lượng nước trong 1 ha đất, với độ sâu 30 cm: A = (3000 x D x W)/100 (tấn/ha) = 30 x D xW
Trong đó : A – Lượng nước trong đất (tấn/ha) h – Chiều dày lớp đất (m)
Kết quả tính toán lượng nước thực tế cho thấy, lượng nước thực tế trong tầng đất dày 30 cm của các thảm thực vật (tính theo khối lượng nước) rất khác nhau và có quan hệ rất chặt chẽ với mức độ thoái hoá của thảm thực vật (Bảng 3.1)
Ở độ sâu 0 – 30cm, với dung trọng trung bình 1,14 g/cm3 và độ ẩm trung bình 25,53%, thảm thực vật cây bụi cao chứa 872,5 tấn nước/ha; với dung trọng trung bình 1,28 g/cm3 và độ ẩm trung bình 16,1%, thảm thực vật cây bụi thấp chứa 620,7 tấn nước/ha; thảm cỏ cao họ Lúa cũng chứa 742,4 tấn nước/ha (dung trọng 0,95g/cm3 và độ ẩm 26,2%). Tuy nhiên, ở những thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao như thảm cây bụi thấp, độ che phủ của thảm thực vật thấp, nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất cao, độ ẩm không khí thấp, bề mặt thoáng lớn nên quá trình bốc hơi vật lý rất lớn.
Ngoài ra , độ ẩm của đất không chỉ phụ thuộc vào tính chất vật lý và cấu tượng của đất (độ xốp và dung trọng) ,mà còn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tính chất hóa học của đất (đặc biệt là hàm lượng hữu cơ và mùn trong đất). Vì vậy, ở thảm cây bụi thấp, đất có độ ẩm thấp vì khả năng trữ nước của đất đã bị giảm sút nghiêm trọng do sự suy giảm của hàm lượng mùn và độ xốp (trên diện tích 1ha, ở độ sâu 0 – 30cm, đất của thảm cây bụi thấp chỉ có thể chứa được 202,1 đến 211,5 tấn/ha).