MỘT SỐ HOA QUẢ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Bản tin Bảo vệ sức khỏe cán bộ: Số 46/2015 (Trang 28 - 32)

thon dài, cân nặng từ 150g-350g mỗi chùm, các trái nho khít gần nhau trên cùng 1 chùm, ít rời rạc. Quả thường nhỏ, trái to cũng chỉ bằng đầu ngón tay cái, có hình cầu. Vỏ nho rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt thanh, chua nhẹ, có hạt. Với loại nho xanh Ninh Thuận, vỏ quả dày, có màu xanh ngả vàng nhạt, thịt quả trong, có hạt, có vị ngọt đậm không gắt, chua rất nhẹ. Trọng lượng từ 200g-500g/chùm, trái khít gần nhau.

Ngược lại, nho đỏ Trung Quốc mỗi chùm nặng khoảng 500g-700g, trái to gấp đôi và quả không ken dày đặc như nho Ninh Thuận. Quả chín có màu đỏ nhạt, lốm đốm trắng trên vỏ, vị ngọt đậm. Nho xanh Trung Quốc vỏ quả mỏng, màu xanh đậm hơn, không có hạt, có vị ngọt gắt.

Phân biệt nho Mỹ và nho Trung Quốc

Không chỉ gắn mác nho Ninh Thuận, nho Trung Quốc còn được mang danh là nho Mỹ do có những giống có hình dáng khá giống nhau. Để mua được nho Mỹ chính gốc, điều đầu tiên cần chú ý là không nên tham rẻ mà mua nho Mỹ ở các hàng rong và các chợ dân sinh. Giá nho Mỹ chính gốc có giá trên dưới 200.000 đồng/kg.

Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc: Về tổng quan chùm nho, nho đỏ Trung Quốc do thời gian vận chuyển vào thị trường Việt Nam thường rất ngắn cộng với nồng độ thuốc bảo quản đậm đặc nên cuống nho rất tươi, như vừa được hái từ trên cây xuống. Một chùm thường to, nặng trên dưới 2kg/chùm nhưng các quả trên cùng một chùm có kích cỡ to nhỏ không đều nhau. Nho Trung Quốc có màu đỏ nhạt, phần vỏ rất dễ bóc và mỏng. Phần cuống từ quả đến cành mập, ngắn và có màu xanh lá cây tươi và dai. Do đó, nếu thử bẻ cuống 1 nhánh quả bám vào thân chùm lớn sẽ thấy dai, dẻo, khó dứt .Ngược lại, nho đỏ Mỹ được vận chuyển bằng đường biển, mất

nhiều thời gian hơn nên có thể cuống nho kém tươi hơn nhưng bạn hãy yên tâm là nước Mỹ đã áp dụng bảo quản hoa quả bằng công nghệ cao nên vẫn giữ nguyên được hàm lượng các chất dinh dưỡng. Chùm nho Mỹ nhỏ hơn nho Trung Quốc nhưng các quả trên chùm to, tròn và kích cỡ quả đều nhau. Quả có màu đỏ đậm. Phần cuống từ quả đến cành khá mảnh, dài, màu hơi nâu, rất dễ ngắt cuống các nhánh quả bằng tay. Sự khác nhau về hương vị: Nho Trung Quốc có phần thịt nho dễ bị nát và chảy nhiều nước. Khi tươi thì đặc ruột nhưng khi đã bảo quản lạnh thì thịt thường bở, nhão, vị nhạt hơi chua khi ăn. Ăn xong lại cảm thấy hơi chát nơi đầu lưỡi. Nho Mỹ, dù còn tười hay đã được bảo quản lạnh thì thịt đều chắc, vị ngọt, không bị nát hay chảy nước khi ăn. Màu thịt bên trong chia làm 2 màu, phần ở giữa lòng quả có màu đậm, phần thịt bên ngoài gần vỏ có màu sáng hơn.

Cách phân biệt dâu tây

Dâu tây Đà Lạt được thu hái quanh năm nhưng số lượng quả thu được sẽ khác nhau theo từng mùa. Chính vụ dâu tây rơi vào cuối năm và giá thu hái tại vườn cũng tùy từng mùa mà có mức giá khác nhau, dao động từ trên dưới 100.000 đồng lên đến 200.000 đồng/kg. Do đó, nếu mua được dâu tây ở chợ với mức giá chỉ vài chục ngàn 1 kg thì phần nhiều là bạn đã mua phải dâu tây Trung Quốc đội lốt dâu tây Đà Lạt. Ngoài ra, nếu để ở môi trường nhiệt độ từ 25-32 độ C quá 2 ngày mà thấy quả dâu không bị héo, thối thì chứng tỏ đây là dâu đã qua khâu ngâm, tẩm thuốc bảo quản. Để không bị mua phải hàng giả, độc hại, người tiêu dùng nên dựa vào các đặc điểm sau đây để phân biệt:

Về hình dạng trái dâu, dâu Đà Lạt quả to vừa phải và không đồng đều nhau. Khi cầm sẽ thấy quả rất mềm, không bóng mượt, nhẵn mịn. Dâu Trung Quốc quả to

hơn, kích thước đều nhau, trông láng bóng, nhẵn mịn hơn dâu Đà Lạt. Cầm trên tay bóp nhẹ thấy cứng.

Về màu sắc, dâu Đà Lạt có màu sắc không đỏ đậm, không đều khắp từ phần cuống đến phần ngọn của quả như dâu Trung Quốc mà thường có màu đỏ nhạt, màu sắc thân quả không đều, đẹp, phần cuống lại có màu hơi trắng. Phần cuống lá dâu Đà Lạt mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt khác hẳn cuống lá dâu Trung Quốc dày và dài, màu xanh đậm hơn. Về mùi vị, dâu Đà Lạt có mùi thơm đặc trưng, có vị ngọt dịu pha lẫn chua thanh. Dâu Trung Quốc không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, có vị ngọt nhưng không có vị chua thanh đặc trưng.

Cách phân biệt táo

Táo trên thị trường hiện nay có 3 xuất xứ: Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ. Rất dễ để mua được táo Mỹ ở bất cứ cửa hàng hoa quả nào, tuy nhiên nó có nguồn gốc từ Mỹ thật hay không thì người mua nhiều khi rất khó để xác định. Một vài đặc điểm khác nhau về hình dáng, màu sắc sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt được nguồn gốc, xuất xứ táo Mỹ hay táo Trung Quốc.

Trung Quốc chỉ tiêu thụ một loại táo duy nhất là táo đỏ Fuji. Táo này hoàn toàn khác với trái táo đỏ Fuji của Mỹ nên dễ phân biệt. Táo Fuji của Trung Quốc màu hồng, quả thường tròn, trên vỏ quả có nhiều hạt trắng mịn bám vào. Táo Fuji của New Zealand hoặc Mỹ thì hình dáng hơi vuông, cao, có góc cạnh, có màu đỏ đều, các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm trên vỏ. Vị táo Fuji của New Zealand, Mỹ ăn rất giòn, nhiều nước với vị ngọt.

Ngoài táo Fuji của Mỹ, thị trường Việt Nam hiện đang tiêu thụ một số loại táo Mỹ khác như: táo Ambrosia Mỹ, quả to, dài, có màu đỏ xen lẫn vàng kem, ngọt, giòn và rất thơm; táo xanh Mỹ, quả màu xanh lá, vị

chua đậm, rất giòn, nhiều nước; táo Gala quả có sọc hồng cam trên nền vàng, giòn và ngọt; táo Red Delicious, quả màu đỏ rực, hình trái tim; táo vàng - Golden Deli- cious có màu vàng nhạt.

Cách phân biệt cam, quýt

Cam Việt Nam có 2 loại, một loại cam xanh quả to, vỏ sần là cam sành và cam Hà Giang; một loại cam quả tròn, nhỏ có màu xanh vàng, vàng được trồng nhiều ở Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An. Dễ nhầm nhất là cam xanh Việt Nam với cam xanh Trung Quốc. Cam sành có bán quanh năm nhưng giá rất đắt, trái vụ có thể lên đến 80.000 đồng/kg. Cam Hà Giang chỉ vào vụ từ tháng 12 dương lịch hàng năm. Dù là cam sành hay cam Hà Giang thì đều có đặc điểm chung là vỏ cam dầy, sần sùi, rám nắng, trái ngược hẳn với vỏ ngoài mỏng, bóng và hơi ngả vàng như cam Trung Quốc. Khi chín, cam xanh Việt Nam có vỏ vàng, cùi dầy, tép vàng đậm, mùi thơm, vị ngọt và có nhiều hạt. Cam Trung Quốc có tép màu vàng chanh, mọng nước nhưng không có hạt hoặc có rất ít. Cũng có thể phân biệt cam qua phần lá ở cuống quả. Cam Việt Nam thu hoạch đúng vụ nên phần lá thường rất già, thô ráp.

Đối với quýt, quýt Trung Quốc vỏ dày, quả khi bóc ra 2 đầu mí bị xộp, khô. Quýt Việt Nam mỏng vỏ, vỏ rám, cao thành, vụ chính từ tháng 10 đến khoảng tháng 2 năm sau.

Cách phân biệt xoài

Xoài Trung Quốc quả to, dao động từ 400g - 700g/quả, vỏ xanh nhưng ruột vàng, có mùi hắc hoặc không thơm. Khi ăn thấy vị nhạt.

Xoài cát chu Việt Nam quả nhỏ hơn, dáng thuôn dài, cuống nhỏ, màu vàng ươm và có mùi thơm đặc trưng. Khi ăn có vị thơm ngọt đậm đà g

Một phần của tài liệu Bản tin Bảo vệ sức khỏe cán bộ: Số 46/2015 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)