Biểu diễn quy ước (TCVN 3826-83)

Một phần của tài liệu Bài giảng Vẽ cơ khí: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 28 - 30)

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

4.2.1.2.Biểu diễn quy ước (TCVN 3826-83)

B. NỘI DUNG 4.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ LẮP

4.2.1.2.Biểu diễn quy ước (TCVN 3826-83)

Ngoài các quy ước biểu diễn chi tiết được quy định ở chương 3 trên bản vẽ lắp còn có các quy định sau:

a) Trên bản vẽ lắp cho phép không biểu diễn các phần tử nhỏ như: góc lượn, mép vát, rãnh thoát dao, khía nhám, khe hở của mối ghép, mép vát đầu bu lông, đai ốc, phần cuối của lỗ ren, ...

77

Hình 4.2. Bản vẽ lắp của ổ trượt

b) Trên hình cắt và mặt cắt của bản vẽ lắp, các chi tiết có cùng vật liệu và liên kết bằng phương pháp hàn thì vẫn vẽ đầy đủ đường bao của mỗi chi tiết nhưng ký hiệu vật liệu trên mặt cắt vẽ như nhau (xem như một chi tiết).

c) Cho phép không biểu diễn một số chi tiết trên bản vẽ lắp nếu trên hình biểu diễn nào đó của bản vẽ lắp, các chi tiết này che khuất các chi tiết khác, nhưng trên

78

hình biểu diễn phải ghi rõ "không vẽ chi tiết ..." (chi tiết 1 của hình 4.2). Nếu chi tiết

không biểu diễn trên bản vẽ lắp sẽ được biểu diễn lại bằng một hình chiếu riêng phần. d) Cho phép vẽ thêm các chi tiết liên quan đến bản vẽ nhưng không thuộc vật lắp bằng nét liền mảnh.

e) Nếu có một số chi tiết giống nhau phân bố đều có quy luật (như bu lông, đai ốc, đinh tán, ...) cho phép chỉ biểu diễn đầy đủ một số chi tiết còn các chi tiết khác chỉ vẽ đường trục, đường tâm (hình 4.3).

f) Vị trí giới hạn hoặc vị trí trung gian của các chi tiết chuyển động được vẽ bằng nét gạch chấm mảnh (hình 4.4).

Hình 4.3. Quy ước vẽ đơn giản Hình 4.4. Quy ước vẽ vị trí giới hạn hoặc trung gian

g) Các bề mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết chỉ vẽ một nét. Khi cần biểu diễn khe hỡ giữa các chi tiết được ghép được phép vẽ tăng kích thước khe hở.

Một phần của tài liệu Bài giảng Vẽ cơ khí: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 28 - 30)