Phân mảnh hỗn hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình đồng bộ trong cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 27 - 30)

Trong đa số các trưởng hợp, phân mảnh ngang hoặc phân mảnh dọc đơn giản cho một lược đồ cơ sở dữ liệu không đủ đáp ứng các yêu cầu từ ứng dụng. Trong trường hợp đó phân mảnh dọc có thể thực hiện sau một số mảnh ngang hoặc ngược lại, sinh ra một lối phân hoạch có cấu trúc cây. Bởi vậy, hai chiến lược này được áp dụng lần lượt, chọn lựa này được gọi là phân mảnh hỗn hợp.

Hình 2.4: Phân mảnh hổn hợp.

2.2.12. Nhân bản dữ liệu

Là quá trình sao chép dữ liệu và lưu ở nhiều trạm.

Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán nhiều bản sao phân biệt hai trường hợp:

- Một bản duy nhất của đối tượng là một đặc quyền.

- Tất cả các bản sao đóng vai trò đối xứng. Từng hệ thống cục bộ đều có lưu trữ một bản sao của tất cả các thông tin liên quan đang có ở tất cả các hệ cục bộ. Hay nói cách khác là cơ sở dữ liệu nằm tại các vị trí khác nhau có khái niệm lan truyền các cập nhật. Có ba khả năng lan truyền các cập nhật:

* Chỉ thông báo là có cập nhật: Thường dùng trong cache dữ liệu. Thông báo về việc mất hiệu lực của một giao thức. Phương pháp này tốt khi tỉ lệ các thao tác đọc so với thao tác ghi nhỏ. Truyền dữ liệu cập nhật từ bản sao này tới bản sao khác. Thực hiện tốt khi có nhiều thao tác đọc. Ghi lại các thay đổi và tập hợp các cập nhật lại để truyền đi (chỉ truyền đi các thay đổi chứ không truyền cả dữ liệu đã

bị thay đổi, vì vậy tiết kiệm được băng thông) lan truyền các thao tác cập nhật tới các bản sao khác (nhân bản chủ động). Tốn ít băng thông nhưng đòi hỏi năng lực xử lý cao vì trong nhiều trường hợp thì các thao tác là rất phức tạp.

* Đẩy cập nhật: Là giao thức do server khởi tạo, trong giao thức này các cập nhật được lan truyền mỗi khi có một server khác yêu cầu.

* Kéo cập nhật: Là giao thức do client khởi tạo khi client muốn được cập nhật. Dùng bản sao có tác dụng làm tăng độ tin cậy và tính sẵn sàng của hệ thống, khi dữ liệu bị lỗi hay vì một nguyên nhân nào đó mà không thể dùng được, ta có thể dùng ngay bản sao dữ liệu đó để hệ thống không phải dừng lại và tránh được tình

trạng sử dụng các dữ liệu không chính xác. Dùng bản sao để tăng hiệu năng của hệ thống, có thể tăng quy mô hệ thống cả về số lượng lẫn phạm vi địa lý. Tuy nhiên, việc sử dụng nhân bản cũng phải trả giá, đó là tính nhất quán dữ liệu của hệ thống bị suy giảm. Do sử dụng bản sao nên có thể xảy ra trường hợp có sự thay đổi trên một dữ liệu mà không cập nhật trên tất cả các bản sao của nó. Điều này sẽ gây ra các sai sót trong hệ thống. Do đó phải tốn nhiều công sức để xây dựng các mô hình đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. Có thể chia các mẫu thuẫn dữ liệu thành ba nhóm:

 Mâu thuẫn cập nhật: Mâu thuẫn này nảy sinh khi có sự khác nhau giữa giá trị mới và hiện hành.

 Mâu thuẫn vi phạm duy nhất: Đó là mâu thuẫn nảy sinh khi có sự vi phạm ràng buộc duy nhất trong lệnh thêm mới hay cập nhập.

CHƯƠNG III

THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1. Kiến trúc đề xuất thử nghiệm

Hình 3.1: Miêu tả kiến trúc khái niệm đối với Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, gồm 3 hợp phần chính: Ứng dụng Desktop, Ứng dụng Web và Bộ cơ sở dữ liệu trung tâm.

Mô hình Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được áp dụng theo phân mảnh ngang. Ứng dụng Desktop Đồng bộ hóa Mạng nội bộ MẠNG INTERNET

Bộ cơ sở dữ liệu trung tâm

Hình 3.1: Kiến trúc khái niệm của Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng mô hình đồng bộ trong cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 27 - 30)