4.2.1.1 Giới thiệu [1]
Silicone là một hợp chất cao phân tử (polymer) có tên hóa học là dimethulpolysiloxane, với thành phần chủ yếu là silicon kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Cấu trúc hóa học (hình 3-2) của nó gồm những chuỗi liên kết silicon-oxygen (-Si-O-Si-O-) và các liên kết ngang với các nguyên tử carbon. Bằng cách biến đổi các kiểu liên kết cấu trúc phân tử người ta tạo được các dạng tồn tại khác nhau của silicone như dạng lỏng (fluid), dạng gel, dạng dẻo, dạng rắn.
Hình 4-2 Cấu trúc hóa học của silicone
4.2.1.2 Phân loại
Trong lính vực chấn thương chỉnh hình silicone lỏng (silicone fuild) và silicone dẻo (sililastic) là hai dạng silicone được sủ dụng chủ yếu.
a) Silicone lỏng [26]:
Silicone lỏng được thiết kế sử dụng trong y học là silicone MDX 44011, có độ nhớt cao gấp 350 lần độ nhớt của nước (350 centistokes so với độ nhớt của nước là 1 centistoke). Silicone có độ nhớt càng cao thì càng ít bị hấp thu, càng giữ được hình khối, ít bị biến dạng. Silicon lỏng có những đặc tính lý hóa của silicone nói chung nhưng có ưu điểm hơn và nhất là dễ sữ dụng. Silicon lỏng và các hỗn hợp của nó pha với một số chất khác như dầu thực vật, acid béo…được sử dụng để bơm vào làm đầy các khuyết
Nhóm 01 20
lõm dưới da, làm tăng khối lượng tổ chức theo ý muốn. Thẩm mỹ chưa hài lòng có thể lấy ra để thay đổi chỉnh sửa rất dễ dàng.
b) Silicone dẻo [26]:
Silicone dạng này rất quen thuộc với giới làm đẹp vì nó chính là các loại miếng ghép cấy độn cho nhiều vùng cơ thể: sông mũi, cằm, má, bắp chân, cơ ngực, mông,…với tên gọi rất thông dụng là implant. Dạng silicone này đã được sữ dụng từ lâu và hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài những đặc tính chung của silicone, các loại implant này còn có nhiều ưu điểm thuận lợi cho sử dụng như mềm mại, dai, chắc, dễ thao tác khi phẫu thuật, dễ đẽo gọt chỉnh sửa theo yêu cầu, dễ tạo hình theo hình dạng của cơ quan cần cấy ghép.