Vật liệu kim loại/hợp kim trong nhakhoa phục hồi

Một phần của tài liệu DACN tìm hiểu về vật liệu y sinh bản sửa 3 (Trang 25 - 27)

4.1.2.1 Giới thiệu [1]

Kim loại và hợp kim (hỗn hợp pha trộn hai hay nhiều nguyên tố kim loại hoặc phi kim nhằm cải thiện mội số đặc tính cơ học và lý học) được sử dụng trong nha khoa phục hồi vì có độ bền và độ cứng cao, tuy nhiên hợp kim được sử dụng phổ biến hơn kim loại bởi vì những đặc tính của hợp kim ưu việt hơn kim loại.

Kim loại/hợp kim trong nha khoa phục hồi thường được sử dụng để làm inlay, onlay, mão và các phục hình cố định kim loại-sứ, kim loại- nhựa,… vì vậy kim loại/hợp kim cần phải đáp ứng được các đòi hỏi chung như sau:

- Có tính tương hợp sinh học, không gây độc tính và dị ứng đối với người sử dụng.

- Có tính kháng ăn mòn và không bị thay đổi trong môi trường miệng. - Các tính chất cơ học và lí học phải đáp ứng với các giá trị tối thiểu và thay

đổi phù hợp cho các ứng dụng khác nhau trong phục hình.

- Dễ gia công và không phản ứng với vật liệu làm khuôn đúc, giá của vật liệu tạo thành không được quá đắt.

4.1.2.2 Phân loại [20]

Hợp kim trong nha khoa được phân loại từ năm 1932 bởi hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) và Ban vật liệu nha khoa tại Văn phòng quốc gia về tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được hoàn thiện dần cho đến hiện tại năm 2003.

Năm 1932, Ban vật liệu nha khoa tại Văn phòng quốc gia về tiêu chuẩn Hoa Kỳ đã phân loại hợp kim thành bốn typ:

- Typ I: mền, số độ cứng Vickers (VNH) từ 50 – 90 - Typ II: trung bình, VNH 90 – 120

- Typ III: cứng, VNH 120 – 150 - Typ IV: rất cứng, VNH ≥ 150

Phân loại của ADA cũng gồm bốn loại như trên nhưng chỉ áp dụng cho hợp kim vàng. Năm 1984, ADA dựa trên cơ sở thành phần kim loại quý phân loại hợp kim thành hợp kim rất quý, hợp kim quý, hợp kim thường (bảng 4-2) nhằm mục đích ước lượng giá cả của phục hồi cần cho bác sĩ, kỹ thuật viên, bệnh nhân và các cơ quan bảo hiểm.

Nhóm 01 16

Bảng 4-2 Phân loại vật liệu dựa trên cơ sở thành phần kim loại quý

Typ hợp kim Tổng lượng kim loại quí trong thành phần (theo khối lượng)

Rất quý ≥ 40 wt% Au và ≥60%wt nguyên tố kim loại quí (Au + Ir + Os + Pd + Rh + Ru)

Quý ≥ 25 wt% nguyên tố kim loại quí Thường < 25 wt% nguyên tố kim loại quí

Năm 1989, phân loại vẫn gồm bốn typ nhưng các hợp kim phải đáp ứng được các kiểm tra về độc tính, đổi màu, giới hạn chảy dẻo, phần trăm dãn dài phải phù hợp (bảng 4-3)

Bảng 4-3 Đặc tính cơ học của hợp kim trong nha khoa

Typ Giới hạn chảy dẻo (MPa) Dãn dài tối thiểu (%) Sau ủ Sau làm cứng Sau ủ Sau làm cứng

I Tối đa 100 Không 18 Không

II 140 – 200 Không 19 Không

III 200 – 300 Không 12 Không

IV ≥ 340 500 10 2

Năm 2003, hội đồng ADA xem xét lại phân loại và thêm titanium vào như một mục riêng trong nha khoa.

4.1.2.3 Ứng dụng của kim loại/hợp kim trong nha khoa phục hồi [21]

Vật liệu kim loại/hợp kim được sử dụng trong nha khoa phục hồi chủ yếu được dùng trong phục hình kim loại-sứ, những vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay được chia làm ba nhóm là răng-sứ kim loại thường, răng sứ titan và răng sứ kim loại quý (bảng 4-4).

Nhóm 01 17

Bảng 4-4 Cấu tạo và đặc điểm của các nhóm răng sứ-kim loại

Răng sứ kim loại thường Răng sứ titan Răng sứ kim loại quý

Cấu tạo Lớp sườn được cấu tạo từ hợp kim chất kim loại Crom, Coban, Niken.

Lớp sườn chủ yếu làm bằng hợp kim của Titan (Titan, Niken, Crom). Nhưng chủ yếu là titan . Lớp sườn chủ yếu làm bằng một số kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim. Đặc điểm - Trọng lượng nặng, giá thành rẻ, thẩm mỹ kém. - Có độ bền thấp, về lâu dài sẽ bị đổi màu và chức năng nhai kém đi.

- Nhẹ, thích hợp phục hình răng sứ - Titanium là kim loại trơ hoàn toàn không gây ra kích ứng cho răng. - Có khả năng chịu lực cao - Răng sứ titan có độ bền khoảng 10 – 15 năm. - Có khả năng chịu lực tốt nhất thường sử dụng phục hình răng hàm có lực nhai mạnh.

- Không bị đổi màu hay đen viền trong môi trường miệng.

- Độ bền cao, có tuổi thọ trên 15 năm.

Một phần của tài liệu DACN tìm hiểu về vật liệu y sinh bản sửa 3 (Trang 25 - 27)