Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 43)

Các nhân tố bên trong của GDĐT

Các nhân tố bên trong hệ thống GD như quy mô học sinh; số lượng và chất lượng đội ngũ GV, CBQL, nhân viên ngành GD; mạng lưới trường lớp của cấp học; các loại hình đào tạo: Chính quy tập trung, vừa học vừa làm; các loại hình trường: Công lập, dân lập, tư thục; sự phân cấp quản lý Nhà nước về công tác GD; nội dung, chương trình, SGK, phương pháp, thời gian GD,... đều tác động đến sự phát triển GD nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng.

Đội ngũ GV, CBQL trường học đủ, thiếu, đào tạo đồng bộ hoặc chưa đồng bộ, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, GV tốt hay không tốt,... đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL các trường tiểu học nói riêng.

Sự lãnh đạo của cấp ủy; quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mƣu của cơ quan quản lý giáo dục địa phƣơng

Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác cán bộ, trong đó có công tác xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan QLGD ở địa phương.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhân sự giáo dục của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về giáo dục3

Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là một trong những công tác chủ yếu của các CBQL nhân sự giáo dục tại các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục. Chất lượng và hiệu quả phát triển đội ngũ này phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, nhưng yếu tố năng lực quản lý nhân sự của đội ngũ CBQL nhân sự đó mang tính quyết định. Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, xét trong đề tài này là các cơ quan của Tỉnh uỷ, UBND cấp tỉnh (Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT) trong việc dự báo nhu cầu, thiết lập quy hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kiểm tra, đánh giá các hoạt động phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường TH. Như vậy, năng lực của đội ngũ đào tạo CBQL nhân sự giáo dục của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục có tác động đến chất lượng và hiệu quả hoạt động phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Tài chính và cơ sở vật chất của các tỉnh phục vụ cho phát triển đội ngũ Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học

Bất kỳ một hoạt động nào, ngoài yếu tố con người (chủ thể của hoạt động) cũng cần đến điều kiện và phương tiện cho hoạt động đó. Tài chính và sơ sở vật chất nói chung có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và tinh thần của con người. Đứng ở góc độ một hệ thống (tổ chức), tài chính và cơ sở vật chất luôn luôn ảnh hưởng đến mọi hoạt động của tổ chức và của mọi con người trong tổ chức đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, của xu hướng hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức thì nguồn lực tài chính và vật chất phù hợp không những mang lại mục tiêu của các hoạt động đó; mà còn tạo điều kiện cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi Hiệu trưởng trường tiểu học. Nói như vậy có nghĩa là một trong những yếu tố mang tính điều kiện và phương tiện quyết định đến chất lượng và hiệu quả phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong đó có yếu tố đầu tư tài chính và cơ sở vật chất là một trong những yếu tố có tác động đến phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Nhận thức và hành vi của Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học về việc đào tạo và tự đào tạo nâng cao năng lực bản thân

kết với nhau trong mọi hoạt động, trong đó nhận thức đúng thì hành động đúng. Để phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học có hiệu quả, trước hết mỗi Hiệu trưởng trường tiểu học phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Cùng với yêu cầu nhận thức nêu trên, năng lực tự thân của Hiệu trưởng trường tiểu học về tự bồi dưỡng hoặc tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố mang tính nội lực góp phần quyết định đến phát triển chính bản thân họ; bởi vì trong các yếu tố tác động đến sự trưởng thành (phát triển) của mỗi con người có yếu tố khách quan và chủ quan của mỗi con người đó. Các yếu tố khách quan tác động đến bản thân của mỗi con người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ là yếu tố ngoại lực. Trong quá trình phát triển bản thân, yếu tố nội lực đó giúp mỗi Hiệu trưởng trường tiểu học tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để trang bị cho chính họ đủ điều kiện, đủ trình độ, đảm bảo đủ năng lực và phẩm chất theo Chuẩn; đồng thời giúp cho các tác động bên ngoài như công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả hơn.

Tiểu kết chƣơng 1

Kết quả nghiên cứu về lý luận ở chương 1 đã đề cập và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau:

1. Tổng quan về phát triển đội ngũ nhân lực và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, xác định được dư địa nghiên cứu cho luận văn là hệ thống các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc.

2. Xây dựng một số khái niệm cơ bản về Hiệu trưởng trường tiểu học, đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

3. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học tuân theo các bước của phát triển nguồn nhân lực như quy hoạch; đào tạo – bồi dưỡng; bổ nhiệm – miễn nhiệm – luân chuyển; chính sách và môi trường; kiểm tra, đánh giá.

4. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường đại học chịu ảnh hưởng tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan nhất định, cần được tính đến một cách đầy đủ, đồng bộ và toàn diện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa IX (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2011), Chiến lược phát

triển Giáo dục Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2012), Kết luận số 51-

KL/TW, ngày 29/10/2012 về Đề án đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (1989), Nghị quyết 22-NQ-TW ngày 27-11-1989 về một số

chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NĐ/TW, ngày 30/11/2004 về quy

hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 về đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2012), Thông báo số 242-TB/TW ngày 20/8/2012 về việc

tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2009), Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường

trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá

học sinh tiểu học, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 25/8/2008 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày

31 tháng 10 năm 2008 về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 06/2009/TT-BGDĐT ngày 31

tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 10, Điều 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Phổ thông DTNT ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày

22/10/2009 về việc ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLTBGDĐT-

BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP, Hà Nội.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (2011), Thông tư liên tịch số

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2011 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp

luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản

19. Chính phủ (2009), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ về đổi mới công tác cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục, Hà Nội.

20. Chính phủ (2010), Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của

Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội.

21. Chính phủ (2010), Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

22. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà

nước, Sách tham khảo. Phạm Quỳnh Hoa dịch. T.1. - H.: Chính trị quốc gia – 293 trang; 19cm.

23. Trần Thị Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực. Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Điểm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị

nhân lực. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

26. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải (2006),

Quản lý giáo dục. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

27. K.B.Everad và cộng sự (2009), Quản trị hiệu quả trường học. Nxb Giáo

dục dịch.

28. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế

thị trường ở Việt Nam. Nxb Giáo dục.

29. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục. Nxb

Đại học Quốc gia.

30. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và

31. Lê Hữu Nghĩa (2001), Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện các dân tộc người Tây Nguyên. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Đỗ Bích Ngọc (1989), Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu

trưởng trường phổ thông cơ sở. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục.

33. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục Việt

Nam Số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009.

34. Savin N.V. (1978), Giáo dục học, Tập 1. Nxb Giáo dục, dịch.

35. Savin N.V. (1983), Giáo dục học, Tập 2. Nxb Giáo dục, dịch.

36. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2001), Những luận ws khoa

học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

37. Harol Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1986), Essentials

of Management, McGraw Hill Higher Education; 4th edition (March 1).

38. Jean Valérien (1991), Quản lý hành chính và sư phạm trong các nhà trường

tiểu học - La Gestion administrative et Pédgogique des écoles, UNESCO.

39. Leonard Nadler (1984), Handbook of Human Resource Development,

Publisher: John Wiley & Sons Inc; 2nd edition (July 4, 1984).

III. Các website

40. http://lambinh.tuyenquang.gov.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện lâm bình tỉnh tuyên quang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w