Chế độ chính sách đối với giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 39)

- Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện thực hiện chính sách phân cấp QLGD theo phương thức tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương và các nhà trường; giúp cho các nhà trường chủ động hơn trong công tác quản lý các hoạt động của nhà trường, mặt khác đòi hỏi bản lĩnh của người quản lý trong điều kiện công tác tự chủ và tự chịu trách nhiệm (Nghị định 115/2010/NĐ-CP; Thông tư 11/2015/TTLT-BNV-BGD&ĐT).

- Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo: Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng; Nghị quyết 90 của thủ tướng Chính phủ sẽ có tác dụng rất lớn yêu cầu các cấp QLGD và từng cá nhân CBQL, GV phải phấn đấu theo hướng chuẩn hoá để nâng cao chất lượng công tác.

- Tham mưu UBND huyện trong công tác luân chuyển cán bộ, coi đây là khâu đột phá trong công tác cán bộ. Vừa đẩy mạnh việc luân chuyển, vừa thận trọng, giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Quá trình thực hiện công tác luân chuyển cần có bước đi thích hợp, làm tốt

công tác tư tưởng, nêu rõ mục đích, yêu cầu luân chuyển đối với nơi đi, nơi đến và đối với cán bộ được luân chuyển, đồng thời theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.

- Tham mưu UBND huyện thực hiện tốt khâu tuyển dụng, ưu tiên, khuyến khích trong tuyển dụng; có chính sách riêng thu hút sinh viên giỏi, xuất sắc về địa phương công tác để có được những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ tay nghề đáp ứng ngay yêu cầu công việc hạn chế được rất nhiều trong việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ.

- Phòng GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn của UBND huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác, minh bạch các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL, GV, NV; thực tế cho thấy: Chính sách, chế độ công bằng, hợp lý sẽ là một trong những nguyên nhân khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ; khuyến khích sự suy nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân, tạo điều kiện cho cán bộ trở thành người lãnh đạo và quản lý giỏi.

- Thực hiện và làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ có tác động lớn đến sự hăng say, nhiệt huyết cống hiến vì sự nghiệp giáo dục địa phương.

Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã đưa ra được những vấn đề có tính lý luận những cơ sở pháp lý, là cơ sở cho người nghiên cứu, các nhà quản lý so sánh, nhìn nhận vấn đề có cơ sở khoa học hơn trong công tác phát triển các trường THCS đạt chuẩn Quốc gia; đặc biệt đối với cá nhân trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của công tác phát triển trường THCS đạt chuẩn Quốc gia tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tại Chương 2.

Luận văn đã đề cập văn bản chính: Luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư 47/2012/TT-BGD&ĐT cơ bản đã có sự thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, những yếu tố cơ bản nhất trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đó là:

- Nhận thức và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành đoàn thể của địa phương; tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia;

- Phải lập được Quy hoạch phát triển giáo dục chung của huyện, các nhà trường; vì định hướng, tầm nhìn sẽ giúp cho việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp trên địa bàn phù hợp; đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải lãng phí. Có những giải pháp đối với một số nhà trường có quy mô quá nhỏ.

- Việc lập kế hoạch phát triển các trường đạt chuẩn Quốc gia cần được cụ thể, chi tiết cho từng năm và từng giai đoạn; kế hoạch phải được đưa vào chương trình hành động, Nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương và nó phải là kế hoạch chiến lược phát triển của mỗi nhà trường THCS.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, ngân sách nhà nước; tham mưu lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình kiên cố hóa trường lớp học; tập trung mua sắm thiết bị theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa.

- Kết hợp với các lực lượng ở địa phương thực hiện xã hội hóa giáo dục, đẩy nhanh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục; bởi lẽ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự huy động tổng hợp các nguồn lực của địa phương, là dịp để toàn dân cùng tham gia chăm lo cho giáo dục, tạo sự thống nhất và đồng thuận của toàn xã hội.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, đảm bảo theo các tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

- Trong kế hoạch phát triển các trường đạt chuẩn Quốc gia cần tăng cường việc kiểm tra, rà soát, đánh giá; kịp thời đưa ra các biện pháp cần thiết trong việc duy trì, củng cố, điều chỉnh các đơn vị trong việc xây dựng (đối với đơn vị xây mới) theo các tiêu chuẩn quy định; phát huy hiệu quả các trường đã đạt chuẩn quốc gia (đối với các đơn vị đã đạt chuẩn).

Như vậy, Năm tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đã được đề cập một cách toàn diện, đầy đủ và được điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn một cách phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, các nước trong khu vực, tiêu chuẩn chung của thế giới; cần khẳng định rằng, chủ trương xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia là một chủ trương đúng đắn, nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cùng với sự phát triển của đất nước và xã hội. Việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia nhằm đảm bảo cho học sinh được giáo dục một cách toàn diện trong một môi trường giáo dục tốt nhất, an toàn, thân thiện, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Hướng dẫn về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung

ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh

ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, Hà Nội. 4. Bộ GD&ĐT (2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về

việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

5. Bộ GD&ĐT (2001), Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày

05/7/2001 Ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010), Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2003), “Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông” ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ -BGD&ĐT ngày 02/01/2003.

7. Bộ GD&ĐT (2005), Quyết định số 08/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 14/3/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010) Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2001/QĐ -BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2005), Quyết định số 20/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 24/6/2005 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, Hà Nội.

9. Bộ GD&ĐT (2007), Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.

10. Bộ GD&ĐT (2008), “Quy định về phòng học bộ môn”, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

11. Bộ GD&ĐT (2009), “Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”

ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

12. Bộ GD&ĐT (2009), “Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông” ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 13. Bộ GD&ĐT (2011), Số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011

Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

14. Bộ GD&ĐT (2012), “Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

15. Bộ GD&ĐT, Nhiệm vụ năm học 2010- 2011, 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, Hà Nội.

16. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

21. Lƣu Đức Hạnh (2006), “Một số vấn đề rút ra từ công tác xây dựng

22. Bùi Minh Hiển (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Ngọc Bảo (2011),

Quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Đặng Thành Hƣng (2005), Quan niệm về chuẩn hóa trong giáo dục, tổ chức phát triển giáo dục, Hà Nội.

24. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lí giáo dục -Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Thƣ (2012), Quản lý giáo dục “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 26. Phòng GD&ĐT Tam Nông (2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo

tổng kết năm học 2010-2011; 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014; 2014- 2015), Tam Nông.

27. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

28. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

29. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

32. Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Nhiệm vụ năm học 2010-2011, 2011- 2012, 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, Phú Thọ.

33. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Chỉ thị số 27/2005/CT-TTg ngày 22/7/2005 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, Hà Nội.

34. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

35. Hà Thế Truyền (2006), "Kiểm tra, thanh tra và đánh giáo trong giáo dục", Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

36. Hà Thế Truyền, "Xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

giai đoạn 2001 - 2010", Tạp chí Giáo dục (93), Hà Nội.

37. UBND huyện Tam Nông (2012), Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày

19/01/2012 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, Tam Nông.

38. UBND huyện Tam Nông (2016), Kế hoạch số 402/KH-UBND ngày 08/4/2016 về xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Tam Nông.

Một phần của tài liệu Phát triển các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia tại huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w