Hoạt động dạy của GV là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học . Quản lý hoạt động này bao gồm : Quản lý phân công giảng dạy cho GV, quản lýviêcc̣ thự c hiêṇ chươ ng trinh̀ daỵ hocc̣ , quản lý việc soạn bài và
chuẩn bi c̣lên lơp , quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý hoạt động kiểm tra đanh gia va kết qua hocc̣ tâpc̣ cua HS...
́ ́ ̀
a. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV
Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV cho giờ lên lớp. Tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống sư phạm trong quá trình lên lớp, nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng GV. Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đúng với yêu cầu của chương trình.
Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết đó là:
+ Bảo đảm tính tư tưởng, tính giáo dục thông qua bài giảng.
+ Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với việc kiểm tra.
+ Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, mang tính giáo dục.
+ Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng.
+ Chỉ đạo không dập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV.
Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả , hiêụ trưởng nhà trường cần phải phân
công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, GV trong trường, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đã đề ra.
b. Quản lý giờ lên lớp của GV
+ Thông qua trực ban hàng ngày để quản lý nền nếp trong các buổi học.
+ Tổ chức hoạt động dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng chất lượng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm giờdaỵ .
+ Thông qua báo cáo của các tổ chuyên môn và của GV chủ nhiệm lớp để nắm thông tin về công tác dạy học của GV bô c̣môn .
Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học.
Chính vì vậy trong quá trình quản lýdạy - học của mình, hiêụ trưởng phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV, đó là trách nhiệm của người quản lý .
Quản lý giờ lên lớp của GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là:
+ Xây dựng được “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của GV.
Ngoài những quy định chung của ngành cần thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh để thực hiện được tiến độ chung của trường và của GV trong trường.
+ Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm bảo đảm tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu.
+ Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiệm túc những quy định của nhà trường, quy chế có liên quan đến giờ lên lớp.
Để đảm bảo được những yêu cầu quản lí giờ lên lớp, hiêụ trưởng cần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy - học và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường.
c. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GV chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp HS học tập tiến bộ.
Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá HS của GV, người quản lý sẽ nắm được chất lượng dạy và học ở từng giáo viên. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Nhất là trong giai đoan hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang lan tràn, khi trình độ của một bộ phận GV còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là điều quan trọng. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của hiêụ trưởng nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra- đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu . Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV. Từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho người quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.
+ Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại HS theo quy định.
+ Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong
quá trình kiểm tra - đánh giá người quản lý phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên: Hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, GV, các thành viên phải lập được kế hoạch kiểm tra - đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình , người quản lý thường xuyên kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS.
Vậy, quản lý hoạt động dạy là quá trình quản lý một quá trình chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi người quản lý phải hiểu hết nội dung, yêu cầu để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác đồng thời cũng đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để đưa hoạt động dạy của nhà giáo vào kỷ cương, nền nếp, nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của GV trong việc thực hiện được nhiệm vụ của mình.
Hoạt động dạy của người thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn hơn khi mà người thầy biết tổ chức tốt hoạt động của trò. Đó cũng chính là sự liên tục của hoạt động dạy học, là trách nhiệm và lương tâm của người thầy đối với “sản phẩm đào tạo” của mình.
d. Quản lý việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong đổi mới phương pháp giảng dạy
Đổi mới PPDH là sự lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, phương tiện dạy học hiện có, đặc điểm học tập của HS, đặc điểm và khả năng của từng phương pháp mà chỉ đạo GV xác định những phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm tổ chức, điều khiển quá trình học tập theo hướng tăng cường tính tích cực, độc lập, sáng tạo phù hợp với năng lực của HS.
Bản thân CNTT đã là công cụ hỗ trợ dạy học thì việc giảng dạy Tin học cũng cần phải đổi mới PPDH, phải có các phần mềm dạy học và các phương tiện giảng bài thích hợp và hiện đại. Đổi mới phương pháp giảng dạy Tin học bằng ứng dụng CNTT sẽ làm gia tăng giá trị lượng thông tin,
trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cho GV thể hiện được năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó có thể hình thành phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, tạo hứng thú trong giờ học.
"Dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin. Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin. Vì vậy những người dạy đều nhằm mục đích phát ra nhiều thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mục đích dạy học".
Để đạt được những kết quả nhất định, lãnh đạo nhà trường cần khuyến khích GV Tin học soạn giáo án điện tử, soạn trên máy tính kết hợp các phương tiện nghe, nhìn, sẽ làm cho bài giảng tính trực quan sinh động, gắn với các thao tác rèn luyện kỹ năng thực hành. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho HS có nhiều cơ hội truy cập vào mạng máy tính nhà trường và mạng Internet để tham khảo tài liệu học tập, trao đổi nội dung dạy học đối với GV, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu của HS.
e. Nâng cao trình độ, năng lực GV dạy môn Tin học
Theo Tài liệu bồi dưỡng GV dạy chương trình và sách giáo khoa thí điểm môn Tin học, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường. Hiện nay, đội ngũ GV dạy Tin học trong trường THCS còn thiếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy, quản lý việc nâng cao trình độ, đảm bảo năng lực cho đội ngũ GV dạy Tin học trong nhà trường là vấn đề hết sức quan tâm của lãnh đạo của nhà trường. Đây là một trong những nhiệm vụ chính yếu về công tác chuyên môn của tổ Tin học. Nội dung của công tác này bao gồm:
Lãnh đạo nhà trường cần khảo sát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực của GV để xây dựng kế hoạch đào tạo, đồi dưỡng theo các hình thức: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, cử đi đào tạo dài hạn theo yêu cầu. Đảm bảo đội ngũ GV Tin học đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng.
Xác định việc bồi dưỡng bằng hình thức tại đơn vị trường, tại cấp thành phố là chủ yếu, bằng cách cập nhật các thông tin, các chi thức mới về Tin học, kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm nghiêm túc, có nền nếp; tổ chức các hội nghị báo cáo chuyên đề, trao đổi, thử nghiệm các phương pháp, phương tiện dạy học Tin học, đúc kết kinh nghiệm và đưa vào áp dụng trong nhà trường.
Phát hiện GV có khả năng, bồi dưỡng họ thành nòng cốt trong tổ Tin học, đồng thời cũng nhận biết được những mặt yếu kém của GV để kịp thời khắc phục. Phân công GV có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm, trực tiếp giúp đỡ GV mới đến trường.