Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên đáp ứng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35)

chuẩn nghề nghiệp

1.5.2.1. Tổ chức nghiên cứu các tiêu chí của năng lực chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông

Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Các tiêu chí của NLCM là các yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở các nội dung cụ thể của từng tiêu chuẩn. Vì vậy nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của NLCM theo chuẩn nghề nghiệp không chỉ là việc làm quan trọng đối với GV mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý GD, các lực lượng cùng tham gia hoạt động GD. Do đó rất cần thiết cho đội ngũ GV, CBQL nghiên cứu về các tiêu chí của NLCM theo chuẩn nghề nghiệp để hiểu biết và nắm rõ các yêu cầu đặt ra cần đáp ứng.

1.5.2.2. Thiết kế kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp

Kế hoạch hoá là một chức năng quản lý. Do đó trước hết phải thiết kế kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GV để xác định mục đích, mục tiêu (phương hướng) của hoạt động bồi dưỡng trong tương lai, từ đó xác định con đường, biện pháp và cách thức để đạt được mục đích, mục tiêu đó. Kế hoạch bồi dưỡng ở đây bao gồm cả kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn: có kế hoạch dài hạn cho từ 5 đến 10 năm, đồng thời phải có kế hoạch theo từng học kỳ và từng năm học.

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GV cần chú ý tới các kế hoạch chỉ đạo của Bộ, của Sở, những yêu cầu đạt ra của chuẩn nghề nghiệp GV trung học, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của trường, xác định các nguồn lực của trường để kế hoạch có tính chắc chắn và khả thi. Từ đó sẽ quyết định những hoạt động cần thiết để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả mong muốn. Các nội dung của kế hoạch hóa:

Xác định mục tiêu bồi dưỡng NLCM cho GV và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó.

Xác định các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về CSVC, kinh phí, nhân lực…… Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hoàn thành) các công việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục tiêu chung đề ra.

1.5.2.3. Quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực chuyên môn

Chương trình bồi dưỡng NLCM nêu ra các nội dung hoạt động sẽ được triển khai trong quá trình bồi dưỡng cho GV. Để đạt được mục tiêu đề ra thì phải xây dựng chương trình hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí của năng lực dạy học mà chuẩn đã quy định. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng phải bám sát mục tiêu đã định, phù hợp với sự hình thành và phát triển kỹ năng, tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành phải cân đối. Như vậy quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là rất quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý biết được trong quá trình bồi dưỡng sẽ triển khai những nội dung gì, trình tự các hoạt động được sắp xếp thế nào, thời gian diễn ra như thế nào, chương trình đó đã phù hợp chưa, có khả thi và có giúp đạt mục tiêu mong muốn hay không, có đáp ứng chuẩn nghề nghiệp không.

1.5.2.4. Quản lý phương pháp bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và chương trình riêng của trường

Phương pháp bồi dưỡng là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV. Quản lý phương pháp bồi dưỡng nghĩa là nhà quản lý phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động bồi dưỡng, từ đó sẽ biết được phương pháp tiến hành bồi dưỡng đã phù hợp chưa, đã lạc hậu chưa và có sáng tạo đổi mới gì trong phương pháp tổ chức bồi dưỡng hay không, các phương pháp đó có giúp đạt được mục tiêu mong muốn cũng như đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp không.

Để hoạt động bồi dưỡng NLCM cho GV đảm bảo chất lượng thì khâu đánh giá kết quả bồi dưỡng là rất quan trọng. Nhà quản lý phải đánh giá được chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và chương trình bồi dưỡng của trường đạt được kết quả như thế nào: mức độ đạt được theo mục tiêu đề ra, đã đạt được những gì và còn những gì chưa đạt được theo yêu cầu chuẩn đề ra. Từ việc đánh giá kết quả bồi dưỡng sẽ giúp cho nhà quản lý có được những kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh các hoạt động trong quá trình quản lý bồi dưỡng

NLCM cho GV, làm cho việc triển khai ở giai đoạn tiếp theo được hoàn chỉnh và đúng hướng hơn.

Để đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng thì cần có công tác kiểm tra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Công tác kiểm tra sẽ giúp cho nhà trường theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

1.5.2.5. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng NLCM cho GV thì cần sự phối kết hợp của nhiều lực lượng tham gia. Đặc biệt khi chương trình bồi dưỡng của Sở, Bộ chỉ dừng lại ở một số ít các đợt tập huấn, bồi dưỡng thì chương trình bồi dưỡng tại trường là rất quan trọng.

Do đó để triển khai tốt hoạt động bồi dưỡng cho GV tại trường thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ GV cốt cán có vai trò truyền đạt, giảng dạy (coi như giảng viên) các nội dung của chương trình bồi dưỡng mà trường đã xây dựng tới các đồng chí GV.

Đội ngũ cốt cán ở đây là các tổ trưởng, nhóm trưởng các bộ môn, họ là những GV có trình độ chuyên môn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Trên cơ sở được tiếp thu các nội dung trong các đợt tập huấn của Bộ, Sở tổ chức, kết hợp với sự chỉ đạo của BGH nhà trường, trực tiếp là phó hiệu trưởng chuyên môn, đội ngũ cốt cán sẽ triển khai các nội dung, chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch tới toàn thể GV trong trường.

Để xây dựng đội ngũ GV cốt cán tham gia công tác bồi dưỡng NLCM cho GV đáp ứng yêu cầu thì BGH nhà trường phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho họ (cử họ tham gia các lớp tập huấn do Sở, Bộ tổ chức hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn tại trường). Để họ được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp (đáp ứng chuẩn quy định). Đồng thời có cơ chế và chính sách đãi ngộ, quan tâm động viên đối với họ.

1.5.2.6. Quản lý các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên

Về cơ sở vật chật

Điều kiện CSVC và các yếu tố phục vụ cho công tác bồi dưỡng NLCM cho GV giữ vai trò quan trọng góp phần vào sự thành công của công tác bồi dưỡng. Để triển khai các nội dung của hoạt động bồi dưỡng thì cần có các phương tiện, điều kiện CSVC hỗ trợ như phòng ốc, loa máy, dụng cụ học tập …. Do đó căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng, nhà quản lý phải nắm được các nhu cầu về CSVC cần hỗ trợ trong quá trình bồi dưỡng. Từ đó rà soát kiểm tra những gì hiện tại nhà trường đã có, đồng thời xây dựng kế hoạch mua sắm,huy động các nguồn hỗ trợ để bổ sung các trang thiết bị còn thiếu.

Về chế độ chính sách

Cần có cơ chế chính sách rõ ràng đối với công tác bồi dưỡng NLCM GV, phải có những chế độ ưu đãi tạo điều kiện quan tâm động viên đối với đội ngũ cốt cán tham gia giảng dạy bồi dưỡng, cũng như những GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng. Đồng thời phải có nhắc nhở phê bình và hình thức xử lý đối với những GV không tham gia thực hiện công tác bồi dưỡng NLCM.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV ở trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp GV trung học. Đó là các vấn đề về GV, quản lý và biện pháp quản lý, năng lực, NLCM, bồi dưỡng, bồi dưỡng NLCM, các vấn đề về chuẩn, chuẩn nghề nghiệp GV. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trường THPT, của đội ngũ GV THPT, các vấn đề về quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV…

Quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học. Quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV theo chuẩn nghề nghiệp chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về NLCM đối với mỗi GV đang dạy học ở nhà trường phổ thông, đó cũng chính là việc tạo điều kiện môi trường để cho GV thực hiện các tiêu chí mà ngành đã quy định cũng như những yêu cầu mà người quản lý đề ra để thực hiện các nội dung đã được đưa vào tiêu chuẩn về NLCM.

Nếu tổ chức thực hiện tốt việc quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV theo các tiêu chí quy định, trên cơ sở phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đồng thời có 1 lộ trình hợp lý thì nhà trường sẽ từng bước chuẩn hoá được NLCM của đội ngũ GV trường mình.

Phần cơ sở lý luận trên sẽ soi sáng cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng NLCM cho GV trường THPT Hạ Hòa so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV THPT. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý bồi dưỡng NLCM cho đội ngũ GV trường THPT Hạ Hòa đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV trung học cũng như yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhàtrường. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Phát triển nguồn nhân lưc - phát triển con người. Tài liệu giảng dạy lớp cao học khóa 11, Đại học GD – Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Kinh tếhọc GD. Bài giảng lớp cao học khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Bộ GD và Đào tạo, Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thôngvà trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội, 2011.

5. Bộ GD và Đào tạo, Thông tư 30/2009/TT – BGDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV trung học phổ thông.

6. Bộ GD và Đào tạo (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV trung học phổ thông.

7. Bộ GD và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nhà xuất bản GD Việt Nam, 2009.

8. Hiền Bùi (2001), Từ điển GD học. Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội. 9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012). Đại cương khoa họcquản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển GD 2011 - 2020. 11. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giátrong GD và dạyhọc. Bài giảng lớp cao học quản lý GD, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính, Thiết kế và đánh giáchương trìnhGD. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11 ĐHGD - ĐHQG Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm (2008), Phương phápluận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản GD.

14. Trần Khánh Đức (2010), GD và phát triển nguồn nhân lực trong thếkỷ XXI. Nhà xuất bản GD Việt Nam.

15. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), Một số gợi mở cho việc xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình GD Trường Đại học Khoa học XH và Nhân văn - Hội thảo Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Khoa học XH vàNhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

16. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển GD, phát triển con người phục vụphát triển XH - kinh tế, NXB Khoa học XH, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc (1997), GD nhân cách, đào tạo nhân lực,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (1999), GD Việt Namtrước ngưỡng cửa thế kỷXXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lý sựthay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Đặng Xuân Hải (2011), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống GD quốc dân. Bài giảng lớp cao học quản lý GD khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Những cơ sở của lý luận quản lý GD. Tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý GD khóa 11, Đại học GD - Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng

lớp cao học quản lý GD khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23.Lê Ngọc Hùng, XH học GD. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

24. Đặng Thành Hƣng (2005), Quan niệm vềchuẩn và chuẩn hoá trongGD, kỷyếu hội thảo Viện chiến lược 27/01/2005.

25. Đặng Bá Lãm (6/2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Luận cứ khoa học chocác giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về GD ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ 21.

26. Trần Thị Bích Liễu (2012), (chủ nhiệm đề tài), Đánh giá công tác CNTT truyền thông (ICT) sử dụng trong dạy học đối với kiến thức và kỹ năng của GV và HS các trường trung học phổ thông ở Việt Nam. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Trọng điểm, Mã số: QGTĐ. 10. 19

27. Trần Thị Bích Liễu (2005), “GV – người lãnh đạo quá trình

dạy học”, Tạp chí khoa học (6), trang 3 - 7.

28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Tâm lý học quản lý. Bài giảng lớp cao học quản lý khóa 11, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý GD. Bài giảng dạy cho lớp cao học khóa 11, Đại học GD -Đạihọc Quốc gia Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), Chuẩn và chuẩn hoá trong GD - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo

“Chuẩn và Chuẩn hoá trong GD - Những vấn đề lí luận và thực tiễn - Hà Nội 27/1/2005.

31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thƣ (2012), Quản lý GD một sốvấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

32. Luật GD. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

33. Hồ Viết Lƣơng (2005), Chuẩn quốc gia về GD phổ thông - thách thức lớn trong lí luận chương trình dạy học của GD hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo chuẩn và chuẩn hoá trong GD - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương trình GD.

34. Hà Nhật Thăng (2011), Xu thế phát triển giáo dục. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 11, Đại học GD - ĐHQG Hà Nội.

35.Senge P.M. (2/1996), Rethinking leadership in the learning

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35)