giám hiệu, Tổ chuyên môn và giáo viên
Tổ chức thực hiện các công việc để đạt chuẩn là nhiệm vụ của nhà quản lý, họ phải lên một kế hoạch bao gồm một hệ thống các công việc cần làm cho chính nhà quản lý, cho các tổ chức trong nhà trường và giáo viên thực hiện, kể cả các chính sách đầu tư về cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, cách bố trí sử dụng giáo viên và các vị trí công việc phù hợp, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và các thủ tục hồ sơ cần thiết cho quá trình đánh giá, xếp loại.
Quá trình quản lí có diễn ra thuận lợi hay không? Kết quả của công tác quản lý có trở thành động lực thúc đẩy quá trình phấn đấu đạt chuẩn của giáo viên hay không? Chính là nhờ vào khâu tổ chức thực hiện các công việc để đạt chuẩn của nhà quản lý. Một khi những côngviệc cần làm của quá trình quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn được tổ chức được tổ chức một cách có hệ thống hợp lô gic, phù hợp với tình hình thực tế thì việc quản lý đó sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả.
1.5.3.Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực giáo dục của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Tổ chức đánh giá giáo viên trung hoc theo chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng giáo viên so với trạng thái mong muốn. Cụ thể là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực giáo dục của giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí cho chuẩn năng lực giáo dục. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho giáo viên xây dựng chương trình kể hoạch tự rèn luyện tự bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên.
Trên cơ sở xác định mức độ năng lực của giáo viên. Đánh giá năng lực của giáo viên theo chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học theo các bước cụ thể sau.
- Giáo viên tự đánh giá xếp loại.
- Tổ trưởng chuyên môn đánh giá, xếp loại - Hiệu trưởng đánh giá xếp loại
Đánh giá năng lực giáo dục của giáo viên theo chuẩn không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp loại giáo viên, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ giáo viên yếu kém hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Do đó cần coi trọng việc đối chiếu từng chỉ tiêu, kiểm tra nguồn minh chứng, đánh gia đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi giáo viên, chỉ ra phương pháp phấn đấu của giáo viên đó mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng.