Tập huấn cho giáo viên các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông xuân huy tỉnh tuyên quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 39)

ngƣời học, dựa trên đặc điểm ngƣời học để khai thác tối đa mọi tiềm năng, trí tuệ, tính tích cực và sáng tạo của cá nhân học sinh, tập thể học sinh, phát triển năng lực ngƣời học.

Phƣơng pháp dạy học rất đa dạng đƣợc phân thành 4 nhóm: - Nhóm phƣơng pháp sử dụng ngôn ngữ.

- Nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan. - Nhóm phƣơng pháp dạy học thực hành.

- Nhóm phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi phƣơng pháp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng và không có phƣơng pháp nào là vạn năng. Vì vậy, trong quá trình dạy học nên lựa chọn sử dụng hợp lý các phƣơng pháp dạy học.

Việc lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp dạy học bao giờ cũng tùy thuộc vào từng bài cụ thể và căn cứ vào một số yếu tố sau:

Mục tiêu bài dạy.

Đặc điểm nội dung bài dạy.

Đặc điểm, trình độ, kĩ năng và thói quan học tập của học sinh. Phƣơng tiện dạy học hiện có.

Đặc điểm môi trƣờng lớp học.

Kinh nghiệm của bản thân giáo viên.

Việc sử dụng thành công phƣơng pháp day học chính là sự thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật và nghệ thuật sƣ phạm, sự vận dụng sáng tạo các phƣơng pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế để đạt đƣợc kết quả cao nhất của giáo viên khi lên lớp.

1.4.4. Tập huấn cho giáo viên các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trongquá trình dạy học quá trình dạy học

cần xác định đƣợc kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình đào tạo, định hƣớng cho toàn bộ quá trình đào tạo, tạo động lực cho ngƣời học, giúp họ tiến bộ không ngừng.

Hiện nay, kiểm tra đánh giá phải đƣợc tích hợp vào quá trình dạy học, chuyển từ đánh giá kiến thức sang kiểm tra đánh giá năng lực ngƣời học; không chỉ tập trung đánh giá tổng kết sau mỗi chƣơng, mỗi kỳ mà còn thực hiện đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học; tăng cƣờng khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh, coi kiểm tra đánh giá là một phƣơng pháp dạy học...

Cần thực hiện linh hoạt các phƣơng pháp đánh giá trong nhà trƣờng: - Phƣơng pháp đánh giá khả năng nhân thức: Phƣơng pháp trắc nghiệm viết, đánh giá thông quan dự án, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua các báo cáo, đánh giá bằng vấn đáp.

- Phƣơng pháp đánh giá năng lực thực hiện: Đánh giá thực, đánh giá năng lực thực hiện thông qua đóng vai, mô phỏng.

- Đánh giá thái độ thông qua quan sát.

- Đánh giá quá trình: Nhóm kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức, nhóm kỹ thuật đánh giá năng lực vận dụng, nhóm kỹ thuật giúp ngƣời học tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học.

Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học đƣợc xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn đầu ra của chƣơng trình giáo dục để đánh giá sự tiến bộ của ngƣời học trong từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của ngƣời học và cuối cùng là đánh giá chất lƣợng của quá trình đào tạo (với cách hiểu chất lƣợng là sự trùng khớp với mục tiêu).

Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá định hƣớng cho toàn bộ quá

trình dạy học, tạo động lực cho ngƣời học, giúp họ tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi hữu ích cho giáo viên, nhà quản lí, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí để cùng đạt mục tiêu dạy học ngày càng cao.

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, trong giáo dục nói chung, kiểm tra đánh giá đang có những bƣớc phát triển mới:

- Chuyển từ tập trung kiểm tra đánh giá cuối môn học, khóa học sang sử dụng ngày càng nhiều các hình thức kiểm tra đánh giá định kì sau từng phần, từng chƣơng.

- Chuyển từ kiểm tra đánh giá kiến thức, sang kiểm tra đánh giá năng lực của ngƣời học (authentic assessment).

- Chuyển từ kiểm tra đánh giá một chiều, sang kiểm tra đánh giá đa chiều (tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau).

- Chuyển kiểm tra đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp kiểm tra đánh giá vào quá trình dạy học, xem kiểm tra đánh giá là một phƣơng pháp dạy học.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá [10].

1.4.5. Tổ chức tập huấn cho giáo viên cách lập hồ sơ môn học

Hồ sơ môn học bao gồm:

- Chƣơng trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch bài học. - Các tài liệu có liên quan, kể cả tài liệu của thầy.

- Kết quả học tập của học sinh các khóa sau khi học xong môn học. - Ý kiến phản hồi của học sinh sau khi học xong môn học (nếu có). - Ý kiến của đồng nghiệp sau khi dự giờ.

- Ý kiến đánh giá của cựu học sinh (nếu có).

- Ý kiến tự đánh giá của giáo viên sau khi dạy xong môn học.

- Mẫu các loại bài kiểm tra (kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ). - Một số bài thi, kiểm tra của học sinh.

Hồ sơ môn học đƣợc cập nhật sau mỗi năm học và phải đƣợc đổi mới sau mỗi năm ít nhất 15- 20%.

1.4.6. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ quá trình dạy học

Nhà quản lý cần thực hiện các biện pháp quản lý để khai thác, sử dụng có hiệu quả những thiết bị giáo dục hiện có. Đồng thời, tổ chức cho giáo viên và học sinh sƣu tầm mẫu vật, tranh ảnh, tự làm đồ dùng dạy học. Vừa quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, vừa quản lý, kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả đồ dùng dạy học.

Để làm tốt công tác này, cần thực hiện một số công việc sau:

- Tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Rà soát, thống kê, mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học cần thiết. - Tổ chức các Hội thi tự làm đồ dùng dạy học.

- Bố trí cho nhân viên làm công tác thiết bị tham gia các lớp tập huấn. - Thực hiện nghiêm túc các bài thực hành theo quy định, đúng phân phối chƣơng trình.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất trong nhà trƣờng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

- Huy động sự ủng hộ, hỗ trợ về của các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng: các doanh nghiệp trên địa bàn, cựu học sinh...

1.5. Các yếu tố tác động tới quản lý quá trình dạy học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Cán bộ quản lý:

- Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, các nhà cán bộ quản lý cũng không khỏi bỡ ngỡ khi lựa chọn các biện pháp quản lý trong nhà trƣờng.

Để quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trƣờng, nhà quản lý cần có phẩm chất chính trị vững vàng, có tri thức về khoa học quản lý, có năng lực sƣ phạm, có khả năng vận động, thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên

trong nhà trƣờng; biết lắng nghe, biết chia sẻ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đồng thời cần có khả năng ngoại giao tốt, biết xây dựng mạng lƣới các quan hệ xã hội...Vấn đề đặt ra là cần quản lý cái gì? quản lý nhƣ thế nào?

Giáo viên:

Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có khả năng tiếp cận cái mới, sáng tạo, linh hoạt trong công tác giảng dạy, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công tác.

Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên quen dạy học theo lối cũ, chậm đổi mới, khi thực hiện đổi mới thƣờng mang tính chất chống đối hoặc chƣa quen với việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực trong giảng dạy.

Nhiều giáo viên chƣa quen với thực hiện giảng dạy theo quy trình, nhƣ: Phân tích nhu cầu, lập kế hoạch bài dạy, thực thi bài dạy theo kế hoạch, lập kế hoạch và thực hành cải tiến. Đặc biệt, công việc thực hành đánh giá và cải tiến thƣờng mang tính hình thức, chƣa khoa học, chƣa hiệu quả.

Còn có tâm lý ngại đổi mới, ngại thực hiện nếu không có sự quyết liệt chỉ đạo của cấp trên.

Học sinh:

Học sinh trung học phổ thông đã quen với cách học cũ trong nhiều năm, còn hạn chế trong khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống, kĩ năng sống. Chƣa có thói quen chủ động trong nghiên cứu bài học, giải quyết các tình huống trong thực tế.

Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất trong các trƣờng trung học phổ thông, đặc biệt là các trƣờng vùng sâu,vùng xa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một số thiết bị đồ dùng dạy học đã đƣợc trang cấp cho các trƣờng phổ thông nhƣng chƣa đồng bộ, chƣa hiện đại. Vì vậy, chƣa đáp ứng theo yêu cầu thực hiện đổi mới quá trình dạy học.

1.5.2. Các yếu tố khách quan (chương trình mới)

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể sau 2018.

Những văn bản chỉ đạo nêu trên đã tạo nên những thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Chuyển từ mục tiêu chính là dạy kiến thức để đối phó các kỳ thi sang mục tiêu dạy kiến thức hình thành kĩ năng và phát triển năng lực ngƣời học.

Điều kiện kinh tế văn hóa- xã hội ở địa phƣơng là yếu tố khách quan có ảnh hƣởng rất nhiều đến giáo dục và quá trình dạy học trong nhà trƣờng. Việc phối hợp giữa gia đình- nhà trƣờng-xã hội có ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng. Ở những địa phƣơng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, các cấp chính quyền, đoàn thể, nhân dân và phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện đầu tƣ cho con em đến trƣờng học tập, tỷ lệ học sinh đến trƣờng cao, tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục đƣợc hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý quá trình dạy học là tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (hiệu trƣởng) đến khách thể quản lý dạy học (giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lƣợng giáo dục khác...) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực giáo dục của nhà trƣờng, của cộng đồng và xã hội để đƣa hoạt động dạy học đến mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân cách ngƣời học.

Nội dung quản lý quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm các nội dung:

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên cách xây dựng kế hoạch dạy học - Tổ chức tập huấn cho giáo viên cách xây dựng kế hoạch bài học - Tổ chức tập huấn cho giáo viên các phƣơng pháp dạy học tích cực. - Tập huấn cho giáo viên các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên cách lập hồ sơ môn học

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ quá trình dạy học.

Các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bao gồm: các yếu tố chủ quan (cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học) và các yếu tố khách quan (Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 88/2014/QH13, Quyết định số 404/QĐ- TTg, Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể và điều kiện kinh tế- văn hóa, xã hội của địa phƣơng)...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/CV-BGDĐT ngày 08/10/2014 về Hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổthông tổng thể(dự thảo).

6. Đinh Quang Báo, Những vấn đềchung về Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

7. Nguyễn Đức Chính, Vài suy nghĩ về “Chương trình- Sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015”.

8. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở giáo dục đào tạo. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam.

10. Nguyễn Đức Chính (2016), Tài liệu giảng dạy môn Đo lường đánh giá trong giáo dục.

11. Nguyễn Thị Dung (2014), Quản lí hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh ở Trường trung học phổ thông B Phủ Lý- Tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. Nxb Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (1986), Một sốvấn đề vềgiáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một sốvấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.

15. Trần Thị Nhài (2016), Quản lí dạy học phát triển năng lực học sinh Trường trung học phổ thông B Phủ Lý- Tỉnh Hà nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Thị Tuyết Oanh (2011), Giáo trình giáo dục học, tập 2. Nxb Đại

học sƣ phạm.

17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, Trường cán bộ quản lý trung ương, Hà Nội.

18. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật Giáo dục. Nxb Chính trịQuốc gia.

19. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

20. Bùi Đức Thiện (2016), Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học tại trường trung học phổ thông xuân huy tỉnh tuyên quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w