Khái niệm về năng lực thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng thí nghiệm ảo phần dao động cơ vật lý 12 bằng phần mềm macromedia flash nhằm nâng cao năng lực thực nghiệm cho học sinh (Trang 33 - 34)

- Thí nghiệm thực tập Vật lí là loại thí nghiệm do chính học sinh thực hiện ở

B. Nhóm kĩ năng tiến hành thí nghiệm

1.3.1. Khái niệm về năng lực thực nghiệm:

Năng lực thực nghiệm được định nghĩa là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”.

Từ khái niệm năng lực và khái niệm thực nghiệm, có thể định nghĩa: Năng lực thực nghiệm là khả năng vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ vào trong các điều kiện ngoại cảnh (khách quan) khác nhau để giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả nhất.

Xét theo sự chuyên môn hóa, năng lực gồm có hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là những năng lực cần thiết cho nhiều hoạt động khác nhau, năng lực chuyên biệt là những năng lực có tính chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu của một lĩnh vực chuyên biệt nào đó.

NLTN Vật lí là một trong những năng lực chuyên biệt của bộ môn Vật lí. NLTN Vật lí có thể hiểu là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng thực nghiệm trong lĩnh vực Vật lí cùng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Đó có thể là khả năng lý giải được một hiện tượng Vật lí, thực hiện thành công một TN Vật lí, hay khả năng chế tạo các dụng cụ thí nghiệm hoạt động dựa trên các nguyên tắc Vật lí để phục vụ cuộc sống... Trong quá trình học tâp ở trường phổ thông thì bồi dưỡng NLTN cho HS là việc hết sức cần thiết.

Như vậy, NLTN gắn với khả năng hành động, nghĩa là đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được kiến thức lí thuyết vào thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở hiểu. Mặt khác, quá trình bồi dưỡng NLTN lại dựa trên cơ sở sự phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tuy nhiên với ý nghĩa nhấn mạnh đến khả năng thực hiện, khả năng hành động thì việc phát triển các kỹ năng thực nghiệm sẽ là yếu tố quan trọng nhất đến sự hình thành và phát triển NLTN. Mặt khác các kỹ năng thực nghiệm Vật lí mà học sinh được rèn luyện ở trường phổ thông chính là các kỹ năng trình bày kiến thức về các hiện tượng, định luật, đại lượng, nguyên lý Vật lí, các phép đo, các hằng số Vật lí, trình bày được mối quan hệ giữa các đại

lượng, vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn. Nếu hệ thống các kỹ năng này được rèn luyện tốt thì HS sẽ dễ dàng vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng thí nghiệm ảo phần dao động cơ vật lý 12 bằng phần mềm macromedia flash nhằm nâng cao năng lực thực nghiệm cho học sinh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w