Đại học cấp tỉnh trong chính sách Ấn Độ

Một phần của tài liệu Đặc san Giáo dục Đại học quốc tế - Số 95 tháng 4/2018 (Trang 32 - 33)

sách Ấn Độ

Anamika Srivastava và Nandita Koshal

Anamika Srivastava là nghiên cứu viên - giáo sư trợ giảng, Nandita Koshal là nghiên cứu viên cộng tác tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học Quốc tế và Xây dựng Năng lực (IIHEd) tại O.P. Jindal Global University (JGU), Sonepat, Ấn Độ. E-mail: anamika@ jgu.edu.in và nkoshal@jgu.edu.in.

Hiện nay nhiều nước đang lựa chọn chính sách giáo dục đại học có chủ đích tập trung vào một số trường đại học nghiên cứu quốc gia “hàng đầu”. Bằng cách này, các chính phủ nhắm đến một vị trí trong bảng xếp hạng trường đại học toàn cầu, nhưng đôi khi phải trả giá bằng việc bỏ qua toàn cảnh giáo dục đại học. Trong bối cảnh Ấn Độ, động thái mới nhất của chính phủ liên bang hướng tới việc phát triển một vài “Trường đại học Danh giá” (IoE) là đáng khen ngợi. Nhưng trong định hướng phát triển IoE, chính phủ không nên đánh mất tầm nhìn cải cách hệ thống giáo dục cấp tỉnh.

Tất cả các trường đại học Ấn Độ hoặc các cơ sở ngang đại học (các tổ chức giáo dục đại học có quyền trao đổi hoặc cấp bằng), công lập hoặc tư nhân, đều được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội Ấn Độ / Đạo luật Liên bang hoặc bởi chính quyền tỉnh. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học nổi tiếng như Viện Công nghệ Ấn Độ, Viện Quản lý Ấn Độ, Đại học Jawaharlal Nehru và Đại học Delhi được thành lập và tài trợ bởi chính phủ liên bang. Tuy nhiên, các trường được thành lập bởi chính quyền tỉnh chiếm số đông trong toàn cảnh giáo dục đại học Ấn Độ. Các trường cấp tỉnh bao gồm các trường đại học công lập, các trường cao đẳng liên kết với những trường đại học công lập này và các trường đại học tư. Gần 96% tổng số các cơ sở giáo dục đại học, gần 84% tổng số sinh viên và 92% tổng số giảng viên ở Ấn Độ là thuộc "các trường cấp tỉnh". Theo Khung Xếp hạng Tổ chức Quốc gia áp dụng cho các trường đại học ở Ấn Độ, chỉ có 20 trường cấp tỉnh được xếp hạng trong tốp 100 năm 2017. Trong bảng xếp hạng QS BRICS mới phát hành năm 2018, trong số 65 cơ sở giáo dục đại học của Ấn Độ có mặt trong tốp 300, chỉ có 29 trường cấp tỉnh.

Thường bị phớt lờ hoặc không được nhắc đến trong các cuộc thảo luận về chính sách giáo dục đại học của đất nước, các trường cấp tỉnh rất cần

thường hóa lao động học thuật. Những giảng viên được thuê mướn theo các hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng không thường xuyên được gọi là giảng viên tạm thời hoặc thời vụ (“dùng tạm”). Giảng viên thời vụ tạo ra gánh nặng tài chính ít hơn, gánh vác trách nhiệm quản lý nhiều hơn ngoài tải trọng giảng dạy của họ, có thể dễ dàng "thuê và sa thải", và do đó đã trở thành một lựa chọn ưu tiên cho các trường. “Hợp đồng hóa” lao động ở các trường cấp tỉnh nhiều hơn so với các trường được liên bang tài trợ. Theo một báo cáo của Cục Khảo sát Toàn Ấn Độ về Giáo dục đại học thuộc Bộ Phát triển nguồn nhân lực, từ năm 2011 đến năm 2016, số lượng giảng viên tạm thời làm việc tại các trường cấp tỉnh tăng 71%, còn trong các trường được liên bang tài trợ tăng 52%

Kết luận

Chính phủ liên bang và chính quyền các tỉnh Ấn độ cần quan tâm khẩn cấp đến việc ban hành các chính sách riêng cho các tổ chức giáo dục đại học cấp tỉnh - không chỉ những nỗ lực từng phần mà nên là những chính sách toàn diện. Đặc biệt, không công bằng khi đánh giá hiệu quả của của các trường cấp tỉnh theo các thông số được áp dụng để đánh giá các trường đại học nghiên cứu toàn cầu. Nhiệm vụ chính của các trường công cấp tỉnh phải là đáp ứng nhu cầu của dân số trẻ được tiếp cận các chương trình và bằng cấp với giá phải chăng. Trong khi bắt tay vào hành trình phát triển một vài trường nghiên cứu đẳng cấp thế giới, Ấn độ không nên bỏ qua nhu cầu giảng dạy chất lượng nhưng với giá cả phải chăng trong các cơ sở giáo dục đại học cấp tỉnh.

Sáu nguyên tắc cải thiện giảng dạy đại học ở Ấn Độ

Một phần của tài liệu Đặc san Giáo dục Đại học quốc tế - Số 95 tháng 4/2018 (Trang 32 - 33)