Trường đại học tư thuộc sở hữu gia đình ở châu Ph

Một phần của tài liệu Đặc san Giáo dục Đại học quốc tế - Số 95 tháng 4/2018 (Trang 28 - 29)

hữu gia đình ở châu Phi

Wondwosen Tamrat

Wondwosen Tamrat là phó giáo sư, chủ tịch sáng lập của Đại học St. Mary, Ethiopia, thành viên PROPHE. E-mail: preswond@smuc. edu.et hoặc wondwosentamrat@gmail.com.

PROPHE - Chương trình Nghiên cứu về Đại học Tư thục - đóng góp một chuyên mục thường kỳ cho IHE.

Trong số các tổ chức giáo dục đại học tư nhân (PHEI) gia tăng nhanh chóng ở châu Phi trong hai thập kỷ qua, có loại hình thuộc sở hữu cá nhân hoặc gia đình và hầu như chưa được nghiên cứu. Hiếm thấy các bài viết về loại hình này ở cấp toàn cầu hoặc khu vực. Bài viết này khảo sát sơ bộ các tổ chức giáo dục đại học do gia đình làm chủ ở châu Phi, nơi có rất ít tài liệu và nghèo nàn thông tin về giáo dục đại học tư thục.

Mức độ hiện diện

Số lượng các đại học tư do gia đình sở hữu đang gia tăng bất chấp sự hiện diện áp đảo của các trường đại học tư tôn giáo ở nhiều quốc gia trên lục địa châu Phi. Dấu hiệu mới mẻ này một phần nhờ vào sự gia tăng của khu vực doanh nghiệp tư nhân vì lợi nhuận trong hai thập kỷ qua.

Mức độ hiện diện của các trường tư thuộc sở hữu gia đình thường bị ảnh hưởng bởi loại hình trường tư đang nắm ưu thế ở một quốc gia cụ thể. Chẳng hạn ở Congo, Kenya, Liberia, Nigeria, Tanzania và Zimbabwe, do các trường tư tôn giáo chiếm ưu thế, số lượng trường tư thuộc sở hữu gia đình còn hạn chế nhưng cũng đang tăng thêm. Thực tế, hai hoại hình trường tư “tôn giáo” và “thuộc sở hữu gia đình” không loại trừ lẫn nhau, một số gia đình hoặc cá nhân cũng tham gia vào việc thành lập và/hoặc sở hữu các trường tôn giáo (và một số loại hình phi lợi nhận khác).

Trong khi đó, ở các nước như Benin, Botswana, Ghana, Ai Cập, Ethiopia, Mozambique, Senegal,

của nhà trường nhằm phục vụ mục tiêu cá nhân. Các ví dụ như vậy xuất hiện rất nhiều ở các quốc gia châu Phi. Ảnh hưởng của chủ sở hữu thể hiện qua sự mở rộng không giới hạn, ít chú ý đến cam kết lâu dài, chuyển lợi nhuận thu được vào những mục đích phi học thuật, tuỳ tiện bổ nhiệm nhân viên và người quản lý, can thiệp vào các vấn đề học thuật và áp đặt hệ thống quản trị độc đoán. Quyết định về những vấn đề quan trọng của trường không được chia sẻ và thảo luận công khai. Khi hành động không tuân thủ pháp luật, chủ sở hữu đã can thiệp vào công việc, xâm phạm thẩm quyền và quyền ra quyết định của hiệu trưởng và/hoặc nhân viên của trường, làm xói mòn sự tự tin của nhân viên, không tôn trọng quyền cá nhân và/hoặc tự do học thuật. Ở Ethiopia, ảnh hưởng của những chủ sở hữu như vậy phổ biến đến mức thường quyết định sự thành công hay thất bại của nhà trường. Những hiện tượng tương tự có thể nhận thấy trên khắp lục địa và đôi khi khiến chúng ta phải nghi ngờ liệu có phải là khôn ngoan khi cấp phép cho các trường như vậy mà không có những hạn chế pháp lý trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của một trường đại học.

Tóm lại, mặc dù bản chất, cách thức vận hành và tiềm năng của các đại học tư thuộc sở hữu gia đình trong giáo dục đại học châu Phi vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, loại hình này vẫn tiếp tục tăng trưởng và đóng góp vào sự phát triển của khu vực đại học tư vì lợi nhuận. Tuy nhiên, sự chấp nhận rộng rãi của xã hội sẽ tùy thuộc vào cách thức hoạt động của các tổ chức này và/hoặc khả năng duy trì tính độc lập của họ trước ảnh hưởng của các chủ sở hữu thiển cận chỉ nhắm đến lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Đặc san Giáo dục Đại học quốc tế - Số 95 tháng 4/2018 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)