2. Một số phương pháp tiếp cận quản lý thông tin
2.5. Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tổ chức
Khái niệm về thực nghiệm: Thực nghiệm trong nghiên cứu tổ chức là
phương thức thu nhận thông tin về sự thay đổi về số lượng và chất lượng những chỉ tiêu hoạt động và hành vi của đối tượng phải nghiên cứu do một số nhân tố có điều khiểu và đã được kiểm tra (những biến số) tác động đến nó.
Đặc điểm của thực nghiệm trong việc nghiên cứu tổ chức với tính chất
là phương pháp thu nhận thông tin do những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu quy định.
27
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
Cơ sở phương pháp luận của thực nghiệm trong tổ chức là thuyết biến
số quyết định. Phương pháp thực nghiệm, đòi hỏi phải tach những biến số có ý nghĩa quy định đối với một tổ chức hiện tượng tổ chức nào đó. Khi tác động vào những biến số này và nghiên cứu những sự phụ thuộc có tính chất nhân quả mà biến cố gây ra, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu cơ cấu quy định của hiện tượng này và vai trò của những biến số tách biệt.
Nếu trong thực nghiệm khoa học tự nhiên, sự tác động đến đối tượng thực nghiệm thông thường bị hạn chế những khuôn khổ thời gian của ban thân thực nghiệm, thì đối với đối tượng là con người trong tổ chức, điều kiện hết sự quan trọng đó của sự hạn chế tác động trong thời gian không được thực hiện. Đối tượng tổ chức có trí nhớ tích lũy hành động của những biến số nhân quả trong những khoảng thời gian rất dài, điều đó hạn chế mạnh mẽ khả năng kiểm tra sự tác động đến đối tượng và do đó hạn chế cả những khả năng của thực nghiệm tổ chức.
Một đặc điểm khác của thực nghiệm trong nghiên cứu tổ chức là mức độ phức tạp cao hơn về chất lượng của sự phụ thuộc nhân quả của các hiện tượng tổ chức, điều đó trước hết thể hiện ở số những biến số cao hơn so với thực nghiệm khoa học tự nhiên. Nói một cách khác, không gian quy định trong thực nghiệm tổ chức là không gian nhiều mức độ, điều đó gây khó khăn tất lớn cho việc tách ra những sự phụ thuộc nhân quả “dưới dạng thuần túy” do đó khó đặt ra nhiệm vụ cho thực nghiệm.
Đặc điểm của thực nghiệm với tính cách là phương pháp thu nhận thông tin tổ chức là ở chỗ, việc tiến hành nó đòi hỏi phải khởi thảo và đặt giả thiết về sự tồn tại của mối liên hệ nhân quả giữa những hiện tượng được nghiên cứu hoặc về tính chất một cơ chết nào đó của hoạt động tập thể hay cá nhân, được suy ra bằng những phương pháp logic trên cơ sở những tư liệu về mặt lý thuyết và kinh nghiệm.
28
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
Những biến số thực nghiệm. Việc lập giả thuyết và quy hoạch kiểm tra
giả thuyết trước hết đòi hỏi phải miêu tả hệ thống những biến số quy định hành vi của các đối tượng xã hội bị hạn chế, nếu không thể tách được cơ cấu của các biến số, thì việc tiến hành thực nghiệm là không hợp lý.
+ Biến số, mà phương hướng hoặc cường độ hành động của nó do người nghiên cứu quy định theo đúng chương trình đã được khởi thảo từ trước, gọi là biến số điều khiển được. Biến số này sẽ là biến số kiểm tra được, nếu những biến thiên về số lượng và chất lượng của nó cũng như phương hướng tác động của nó đều được thực hiện trong những giới hạn mà người nghiên cứu đặt ra. Biến số mà nhà nghiên cứu điều khiển và kiểm tra được gọi là biến số độc lập.
+ Biến số độc lập được coi là nhân tố thực nghiệm (biến số thực nghiệm). Đó có thể là nhân tố mới đối với đối tượng tổ chức nào đó mà người nghiên cứu đem áp dụng hoặc là một trong những nhân tố của đối tượng quan sát mà người nghiên cứu ở doanh nghiệp không có chế độ khoán, nhưng người nghiên cứu với sự giúp đỡ của bộ phận hành chính của doanh nghiệp lại áp dụng nó, thì điều đó sẽ là nhân tố mới đối với đối tượng này với tư cách là biến số độc lập.
+ Nhân tố mà sự biến đổi của nó là do biến số độc lập quy định gọi là biến số phụ thuộc.
- Lựa chọn các biến số phụ thuộc và độc lập. Đặc điểm hoạt động của những đối tượng tổ chức là tính hoàn chỉnh, tính hệ thống của các biến phụ thuộc. Điều đó có nghĩa là những yếu tố riêng biệt của tổ chức và những nhân tố riêng biệt tồn tại và hoạt động không phụ thuộc vào những yếu tố khác mà ở trong mối liên hệ trực tiếp nhất với những đặc điểm của tổ chức. Thông thường, những yếu tố hay những nhân tố riêng biệt liên quan với nhau không phải trực tiếp mà gián tiếp, thông qua một đối tượng tổ chức nói chung, thông qua mức cao nhất về tổ chức của đối tượng đó. Tác động của mỗi cá nhân
29
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
riêng biệt này được phản ánh thông qua mức cao nhất này, và vì thế kết quả tác động của nó phụ thuộc vào tình hình chung của tổ chức và vào tập những nhân tố quy định nó. Đặc điểm hoạt động này là một mặt dẫn đến vấn đề là ngay cả những nhân tố mạnh cũng có thể bị hòa tan trong vô số những mối liên hệ có phân nhánh phức tạp và không gây ảnh hưởng quan trọng đến đối tượng tổ chức.
Những điều kiện tiến hành thực nghiệm
Nhất thiết phải tính đến những điềukiện tiến hành thực nghiệm bởi vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng hoặc sự hoạt động của đối tượng được nghiên cứu và do đó đóng vai những biến số thí nghiệm khong được kiểm tra. Ảnh hưởng này thường trực tiếp khi bản thân những điều kiện trở thành những biến số độc lập hoặc bằng cách này hay cách khác, chúng tác động qua lại với biến số đó. Có thể lấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của những điều kiện hoạt động sản xuất đến mức thỏa mãn với lao động làm ví dụ.
Phép đo những biến số.
Cần phải chọn biến số độc lập như thế nào để có thể quan sát hoặc đo nó một cách dễ dàng. Phép đo số lượng biến số độc lập có nghĩa là ghi lại độ dài tác động của nó bằng một con số. Việc đo những đặc điểm của đối tượng thực nghiệm là phức tạp hơn nhiều. Trong việc nghiên cứu tổ chức, giả thuyết thường đề cập đến sự có mặt của biến số không quan sát được trực tiếp. Những ví dụ về biến cố loại này là tiêu chuẩn, những phương hướng, động cơ, đặc điểm cá nhân nào đó. Về nguyên tắc những giả thuyết đưa những biến số này sẽ luôn kiểm tra được bằng cách gián tiếp mà thôi, nghĩa là sự kiểm tra dựa trên những hệ quả có thể có đối với việc quan sát, những hệ quả có thể rút ra được từ chúng. Bởi vậy, những biến cố được các nhà nghiên cứu sử dụng cần phải được xác định càng chính xác hơn càng tốt trong hệ thống những chi
30
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
tiêu đã quan sát trên cơ sở có thể phán đoán về những biến đổi xảy ra với các biến số này.
Kiểm tra các biến số
Để phát hiện đến mức thuần túy tối đa tính chất tác động của biến số độc lập đến đối tượng tổ chứcđược nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải dự kiến trước việc kiểm tra trạng thái của bán thân đối tượng tổ chức, những điều kiện tồn tại của nó và những tính chất của những phản ứng ghi được đối với tác động của biến số độc lập. Cần phải duy trì tính bất biến những đặc điểm của đối tượng tổ chức bằng cách chỉ giữ lại khả năng biến thiên đối vơi những đặc điểm đã được chọn với tư cách là những dấu hiệu của biến số phụ thuộc.
Tính tái hiện của thực nghiệm
Một trong những điều kiện áp dụng thực nghiệm với tư cách là phương pháp thu nhận thông tin điều tra trong việc nghiên cứu của tổ chức là tính tái hiện của nó, nghĩa là khả năng lặp lại bởi nhà nghiên cứu khác. Điều đó không những chỉ đòi hỏi miêu tả một cách dầy đủ đến mức cao nhất những điều kiện tồn tại của đối tượng và những điều kiện tiến hành thực nghiệm, kể cả việc miêu tả cách ghi những phản ứng của những người tham gia thực nghiệm. Nếu như việc tách nhân tố và khả năng kiểm tra chúng nâng cao tính xác thực của cuộc nghiên cứu, thì việc miêu tả đầy đủ những điều tiến hành thực nghiệm sẽ nâng cao độ tin cậy của những kết quả của nó.
Những yêu cầu chủ yếu đối với việc tiến hành thực nghiệm:
1)Miêu tả đối tượng quan sát trong hệ thống các nhân tố tạo thành đối tượng đó
2)Miêu tả những điều kiện tồn tại của đối tượng nghiên cứu 3)Đưa giả thuyết
4)Định nghĩa những khái niệm và giả thuyết đã được thảo ra 5)Tách biến số độc lập
31
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
6)Tách biến số phụ thuộc
7)Miêu tả những điều kiện đặc thù
Những hình thức thực nghiệm
Tùy theo tính chất của những đối tượng nghiên cứu, các cuộc thực nghiệm được chia thành những thực nghiệm kinh tế, sư phạm, luật học, thẩm mỹ học và về những lĩnh vực khác. Sự khác biệt giữa các cuộc thực nghiệm này là ở đặc điểm của lĩnh vực hoạt động tổ chức nhất định của con người.
Những thực nghiệm khoa học và thực hành
Trong tiến trình thí nghiệm nghiên cứu khoa học, người ta kiểm tra giả thuyết có những thông báo mới có tính chất khoa học, chưa được khẳng định đầy đủ hoặc hoàn toàn chưa được chứng minh.
Cuộc thực nghiệm thực hành gồm nhiều quá trình thực nghiệm trong phạm vi các quan hệ tổ chức. Nó vạch ra đặc thù của những điều kiện địa phương, sao cho vấn đề phổ biến những cái mới
Những thực nghiệm song song và nối tiếp
Cuộc thực nghiệm song song được hiểu là cuộc nghiên cứu trong đó tồn tại nhóm thực nghiệm cũng như nhóm kiểm tra và trong đó việc chứng minh các giả thuyết dựa vào sự so sánh trạng thái của cả hai đối tượng quan sát trong cùng thời gian.
Nếu người nghiên cứu được thỏa thuận của bộ phạn hành chính thay đổi tiền công trong một đội sản xuất , còn trong đội khác giống như đội thứ nhất, tiền công vẫn như cũ, thì lược đồ cuộc thực nghiệm ấy có thể trình bày như sau:
Tập thể với chế độ tiền lương cũ 1 Năng xuất lao động P1 Tập thể với chế độ tiền lương mới 2 Năng suất lao động P2
32
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
Trong thực nghiệm nôi tiếp không có nhóm kiểm tra . Trong cuộc thực nghiệm này, cùng mộ nhớm vừa là nhóm kiểm tra trước khi áp dụng biến số độc lập, vừa là nhóm thực nghiệm sau khi biến số độc lập gây được tác động dự kiến trước. Việc chứng minh giả thuyết trong trường hợp này dựa vào sự so sánh hai trạng thái của đối tượng quan sát vào thời gian khác nhau
Xử lý tài liệu thực nghiệm
Trong tiến trình thực nghiệm nhà nghiên cứu thường nhận được nhiều tư liệu khác nhau . trước khi chuyển sang phân tích chúng, trước hết phải giải quyết vấn đề sắp xếp lại tài liệu nhận được, nghĩa là phân loại những kết quả nhận được và xử lý chúng để làm cho chúng có thể sử dụng được và thuận tiện cho việc đânhs giá đơn thuần bằng mắt thường. Những kết quả của cuộc thực nghiệm thường được trình bày dưới dạng các bảng hay đồ thị. Với những tài liệu có khối lượng lớn thì phải áp dụng các phương pháp xử lý thống kê
Tính tiêu biểu của các tài liệu thực nghiệm
Sau khi nhà nghiên cứu đã xác định được trong quá trình thực nghiệm mối liên hệ giữa nhân quả và các biến số hoặc phát hiện ra được cái cơ chế là cơ sở của một kiểu hoạt động nào đấy thì trước mắt anh ta nảy ra câu hỏi là, mối liên hệ nhận được vượt quá khỏi phạm vi thực nghiệm đến mức nào, nói một cách khác , sự thực về sự tồn tại của mối liên hệ đó đúng đến mức nào đó đối với các đối tượng và các điều kiện khác
33
Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Viện năm 2017, mã số: V2017-02
Chương 2. Thực trạng và vai trò hệ thống thông tin quản lý tại Viện Đại học Mở Hà Nội