Khoan chặn đầu khe b) Khóa khe bằng chốt c) Khóa bằng cá Hình C.8 Sơ đồ nguyên tắc xử lý khe nứt

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12185:2017 (Trang 45 - 47)

Hình C.8 - Sơ đồ nguyên tắc xử lý khe nứt

- Làm các lỗ khoan xiên từ thành bên này sang thành bên kia khe nứt theo dạng chéo nhau (không giao cắt nhau), d = 10 - 12 mm, cách nhau 10 - 15 mm tùy độ rộng khe nứt; chiều dài lỗ khoan đến bằng đáy khe nứt (nếu nứt xuyên mặt cắt thì khoan 2 phía).

- Chuẩn bị chốt gỗ; chốt bằng gỗ tốt, có chiều dài bằng 1,2 lần chiều sâu khe, đường kính đầu chốt nhỏ hơn đường kính lỗ khoan 1,0 - 0,5 mm.

- Bảo quản chống mối, nấm lòng khe nứt và các chốt, chờ hoặc sấy (bằng máy sấy nhỏ) cho gỗ khô đến độ ẩm không hơn 12 %.

- Lót toàn bộ bề mặt khe, bề mặt chốt bằng keo nguyên chất, nhồi composit keo+bột gỗ vào lòng khe nứt và các lỗ khoan (kể cả các lỗ khoan chặn đầu khe).

- Đóng chốt vào các lỗ khoan (kể cả lỗ khoan chặn đầu khe), đảm bảo cho composit đầy lấp hết không gian trống); đảm bảo chốt được đóng hết chiều sâu lỗ khoan.

- Chờ keo đóng rắn thì hoàn thiện bề mặt.

- Với những khe nứt nông có thể dùng khóa cá nhưng vẫn phải khoan chặn đầu khe; khóa cá nên về tròn các mũi nhọn ở 2 đầu cá.

C.3.5 Xử lý đắp vá cục bộ

Trên cấu kiện thường có những lỗ đinh, những chỗ mục phải khoét bỏ, những mộng, những vùng gỗ bị mục mặt cần đắp vá.

Quy trình thực hiện:

- Khoét bỏ những vùng mục sâu, đục thành hình có dạng gần tròn hoặc đa giác có đầu tròn, góc tròn, vùng đục bỏ có độ sâu như nhau. Vùng bị đục coi như mộng âm; Chế tạo các miếng gỗ thành mộng dương vừa khít mộng âm. Sau khi bảo quản gỗ chống mối, chống nấm và chờ khô thì quét keo lót, phết composit lên toàn bộ mặt gỗ được vá. Tiến hành khớp mộng, dùng chốt gỗ hoặc đinh (đã chống gỉ) cố định. Đối với miếng khoét lớn thì có thể ghép các miếng gỗ; mộng có cấu tạo chống trồi gỗ lên trên; đinh, chốt cũng đóng chéo để chống trồi gỗ.

- Nạo bỏ những vùng mục nông trên bề mặt (vài milimet) đến vùng gỗ tốt. Bảo quản chống mối, chống nấm, dùng các chốt hoặc đinh nhỏ tạo chân bám nếu vùng hỏng rộng. Quét lót keo nguyên chất lên toàn bộ bề mặt, đắp lớp composit lên toàn bộ bề mặt trên, dùng chày gỗ vỗ chặt. Để chống co nứt có thể dùng vải chuyên dụng (có mô đun đàn hồi cao và không khắc chế keo) phủ lên bề mặt rộng (gắn thêm chốt hoặc đinh đã chống gỉ), phết một lớp composit lỏng, vỗ cho ăn xuống lớp composit bên dưới. Chờ khô hoàn thiện mặt.

Hình C.9 - Nguyên tắc vá gỗ tổn thương cục bộ C.3.6 Nứt dọc thân cấu kiện dài

Thường có nứt dọc thân cấu kiện dài và lớn như kẻ, xà.

Cách xử lý ban đầu giống như xử lý khe nứt: nhồi keo và khóa miệng khe nứt (có thể thực hiện cả 2 phía nếu nứt đối xứng qua tâm gỗ.

Xử lý tiếp theo giống như ghép nối theo chiều cao các nửa cốt dầm: Bổ sung bulông liên kết các phần bị nứt, khoảng cách giữa các bulông vào khoảng 1,0 h (h - chiều cao mặt cắt kẻ, xà).

C.3.7 Ốp chi tiết cũ vào cốt mới

Những cấu kiện cần thay thế bằng cấu kiện phục chế khi có yêu cầu gắn phần vỏ của cấu kiện nguyên gốc có giá trị (hoa văn chạm khắc, dấu tích gia công, dấu ấn thời gian...) thì dùng cách ốp phần nguyên gốc cần giữ vào cấu kiện mới. Nếu là vỏ cột thì ốp mặt, nếu là chi tiết chạm khắc nhỏ thì ốp chìm. Phần vỏ được lấy ra từ cấu kiện gốc cần có độ dày không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của cấu kiện phục chế. Quy trình kỹ thuật theo C.3.5.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Dự án Thực nghiệm bảo tồn tôn tạo di tích đình Chu Quyến. [2] Quyết định 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/04/2004.

[3] Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012.

[4] Nguyễn Thị Thúy Vi (chủ biên), Vũ Hữu Minh, Lê Vĩnh An, Nguyễn Thanh Toản, Phan Thuận Ý, Thuật ngữ kiến trúc truyền thống nhà rường Huế, NXB Thuận Hóa, 2010.

[5] GB 50165-92, Technical Code for Maintenance and Strengthening of Anchient Timber Buildings. [6] JGJ 159-2008, Code for Construction and Acceptance of Ancient Chinese Architecture

Engineering.

[7] CJJ 70 - 96, Judgement Standard for Exemining Quality of Construction in Traditional Chinese Architectrure (for Southern Area)

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng 2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Yêu cầu đối với công trường bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích 5 Thi công bảo quản di tích

6 Thi công tu bổ, phục hồi di tích

6.1 Khảo sát, hạ giải, đánh giá chi tiết tình trạng di tích 6.2 Gia công

6.3 Lắp dựng 7 Nghiệm thu 7.1 Yêu cầu chung

7.2 Nghiệm thu công tác bảo quản 7.3 Nghiệm thu công tác tu bổ, phục hồi

7.4 Hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình

Phụ lục A (Tham khảo) Tên gọi các cấu kiện, chi tiết tương ứng trong các di tích kiến trúc dạng nhà các vùng miền

Phụ lục B (Tham khảo) Mực thước nhà và gia công các cấu kiện chính của hệ khung gỗ

Phụ lục C (Tham khảo) Một số cách xử lý phục hồi kích thước, hình dạng và khả năng làm việc của cấu kiện gỗ

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12185:2017 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)