Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)
C.3.2.2.4 Dầm mang cụt, nối lõi âm dương ngang nêm giữa ốp mang
Ứng suất phá hoại σph = (65,0 - 70,0) % σc ph
Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 75,0) % [σ]
Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6 - 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.
Theo kinh nghiệm độ dài mối nối không hạn chế (ghép nửa dầm) với khoảng cách chốt 1,0 h nếu ứng suất không vượt quá giá trị đang có trong khoảng S0
d) Mô hình xà nối lõi âm dương ngang có nêm giữa
Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)
C.3.2.2.5 Xà mang cụt, nối lõi âm dương chéo nêm giữa ốp mang
Ứng suất phá hoại σph = (65,0 - 70,0) % σc ph
Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 75,0) % [σ]
Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6 - 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.
e) Mô hình xà nối lõi kiểu âm dương chéo
Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)
C.3.2.2.6 Xà mang cụt, nối lỗi áp má ốp mang
Ứng suất phá hoại σph = (50,0 - 65,0) % σc ph
Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 85,0) % [σ]
Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6- 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.
f) Mô hình xà nối lõi kiểu áp má không có vấu
Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (tiếp theo)
C.3.2.2.7 Dầm mang cụt, nối lõi áp má ốp mang
Ứng suất phá hoại σph = (55,0 - 75,0) % σc ph
Ứng suất tới hạn chuẩn σth = (70,0 - 85,0) % [σ]
Khoảng cách giữa các chốt S0 = (1,6- 2,0) h có thể tăng số lượng bulông để đạt đến S0 = S = 1,0 h và > 10 cm nếu bố trí so le hoặc S > 20 cm nếu bố trí thẳng hàng.
g) Mô hình xà nối lõi kiểu áp má có vấu
Hình C.6 - Sơ đồ cấu tạo mối nối chịu uốn với 2 bulông thép và khả năng làm việc của mối nối trong xà/dầm mang cụt so với xà/dầm liền khối (kết thúc)
C.3.3 Nối thay chân cột
Chân cột là bộ phận hay hỏng nhất, do tiếp xúc với nền - nơi có độ ẩm cao. Dưới tác dụng của ẩm và nấm: gỗ bị mủn mục, mất khả năng chịu tải trọng. Việc xử lý cột mục chân có 2 thao tác: nối thay đoạn cân cột hỏng và chống ẩm cho đáy cột. Theo hình thức nối chân cột có 2 trường hợp: mối nối chịu nén và mối nối chịu uốn - nén. Mối nối chịu nén thường ở gần đáy - khi đoạn nối có độ dài dưới và bằng 2D (D - đường kính cột) và phải lớn hơn 20 cm. Mối nối chịu uốn nén được sử dụng khi đoạn nối dài trên 2D, độ dài mộng (mặt áp nối cũ - mới) 1,0 - 1,5D. Mối nối chịu uốn nén có cấu tạo giống mối nối chịu uốn; khi gia công nên tính toán để chọn chiều chịu uốn tốt nhất tiếp nhận ứng suất uốn lớn nhất. Chỉ nối chân cột khi chiều cao hỏng dưới 1/5 chiều cao cột nếu không phải cột áp tường bao, và dưới 1/3 chiều cao cột ở vị trí áp tường bao. Nếu cột hỏng nặng mà muốn giữ phần còn lại thì tính toán và thí nghiệm kiểm tra phương án nối.
Quy trình thực hiện:
- Đo chỗ hỏng và cắt đoạn gỗ dùng thay chân, gỗ cùng loại với gỗ cột;
- Đục mộng nối: đối với mối nối chịu nén có vài kiểu mộng nhưng đều theo nguyên tắc không cho chuyển dịch phương ngang (khóa 2 chiều) - xem Hình C.7;
- Đối với mối nối chịu uốn - nén sử dụng kiểu nối chịu uốn nhưng không dùng lối "áp má" mà nên dùng kiểu "âm dương” có nêm giữa, có thể bổ sung bulông thép;
- Bề mặt tiếp xúc mặt ngang của gỗ cũ và gỗ mới phải được gia công phẳng (độ gồ ghề không quá 1 mm), không được có cấu tạo gây cắt dọc thớ gỗ và ứng suất cục bộ;
- Bảo quản chống mối, chống nấm toàn bộ gỗ tham gia vào cấu tạo mối nối, đậy kín cho khô từ từ đến độ ẩm cân bằng.
- Quét lót keo toàn bộ bề mặt tiếp xúc gỗ cũ - gỗ mới, phết composit keo - bột gỗ lên toàn bộ bề mặt đó, nhồi vào lỗ chốt nêm;
- Ghép chân mới với thân cột cũ, đóng nêm gỗ, bắt bulông nếu cần, để yên chờ keo đóng rắn (chú ý đóng chặt nêm);
Hình C.7a - Một kiểu nối chân cột khi chiều cao nối nhỏ hơn hoặc bằng 2D
- Nối đầu cột không khuyến khích vì có ứng suất uốn lớn; nếu cần nối thì dùng loại mối nối chống uốn hiệu quả cao và phải tính toán kết cấu + thí nghiệm trước khi làm.
Theo kinh nghiệm các mối nối chân cột có khả năng làm việc được phục hồi và có độ bền lâu hàng vài chục năm.
Có thể có những phương án nối thay chân cột khác so với các phương án tại các Hình C.7a và C.7b cũng có thể áp dụng nếu chứng minh được hiệu quả, nghĩa là an toàn chịu tải trọng và tác động đồng thời thay thế gỗ nguyên gốc ít nhất.
Hình C.7b - Một kiểu cấu tạo mối nối chân cột khi chiều cao nối lớn hơn 2D C.3.4 Khóa miệng khe nứt
Khe nứt thường xuất hiện dọc thân cấu kiện dài (dọc thớ), nguyên nhân chính do co ngót. Khe nứt tạo điều kiện cho ẩm, mối, nấm xâm nhập nhanh vào ruột gỗ và có thể sẽ mở to nếu không xử lý kịp thời. Biện pháp thông thường là khóa miệng khe nứt. Có hai cách khóa: dùng khóa cá và dùng chốt khóa; Quy trình thực hiện:
- Dùng que nhọn, cứng vệ sinh lòng khe nứt khỏi mùn gỗ mủn bám, dùng máy quạt sấy và khí nén thổi bụi, gỗ mủn ra khỏi khe;
- Khoan lỗ chặn hai đầu khe nứt; lỗ khoan phải sâu bằng chiều sâu khe, không để đầu khe đi qua, đường kính lỗ khoan d = 8 -12 mm tùy theo chiều sâu khe.