Độc quyền bán

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - CĐ Công nghiệp và xây dựng (Trang 34)

a. Đặc điểm

- Chỉ có 1 người bán duy nhất tham gia thị trường.

- Sản phẩm là độc nhất, sản xuất ra các sản phẩm riêng biệt không có sản phẩm thay thế gần gũi ở mức độ cao.

- Cản trở việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành là rất lớn. - Có sức mạnh thị trường vì là người đặt giá.

- Đường cầu mà hãng gặp phải là đường cầu dốc xuống.

b. Nguyên nhân gây độc quyền:

- Đạt được tính kinh tế của quy mô.

- Các doanh nghiệp đạt được bằng phát minh, sáng chế. - Kiểm soát được các yếu tố đầu vào.

- Quy định của Chính Phủ như về sản phẩm điện, nước...

c. Đường doanh thu cận biên, đường cầu của thị trường độc quyền bán:

- Đường cầu của thị trường cũng chính là đường cầu của nhà độc quyền. Đường cầu dốc xuống vì nó là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm cho thị trường - Đường doanh thu cận biên (MR) là doanh thu mà nhà độc quyền bán nhận được cho mỗi đơn vị sản lượng bán ra. Đuờng doanh thu cận biên luôn nằm phía dưới đường cầu.

d. Sản lượng trong độc quyền bán :

- Quy tắc lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền bán là tại MR=MC.

- Doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường nên: P>MR=MC

e. Mối quan hệ giữa sản lượng và giá cả:

- Nhà độc quyền không có đường cung vì không xác định được đường cung vì có trường hợp cầu thay đổi làm giá thay đổi nhưng sản lượng không đổi, hoặc cầu thay đổi làm sản lượng thay đổi nhưng giá không đổi.

f. Sức mạnh độc quyền:

- Vì sức mạnh thị trường nên nhà độc quyền tạo ra giá bán cao hơn nhưng sản lượng sản xuất thấp hơn gây ra phần mất không đối với xã hội. Sức mạnh thị trường được đo bằng chỉ số Lerner:

L = (P - MC)/P = 1 - MC/P

MC < P nên 0 < L < 1, L càng lớn thì nhà độc quyền càng có sức mạnh thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - CĐ Công nghiệp và xây dựng (Trang 34)